Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách chưa?

Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách chưa?
Rối loạn nhân cách là tình trạng sức khỏe của con người, là thứ phát sinh từ bên trong và cách thức nhất quán trong suốt cuộc đời gồm cả suy nghĩ, cảm xúc lẫn hành vi và thái độ của người đó.

Tìm hiểu đúng về rối loạn nhân cách, bạn cần hiểu rõ nhân cách là gì? Nhân cách bao gồm cả di truyền, giáo dục và kinh nghiệm sống của con người. Những đặc trưng của con người từ kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đặc trưng tạo nên cách thức của con người.

1. Nhân cách và rối loạn nhân cách là gì?

Thực tế, dù không có định nghĩa duy nhất cho nhân cách. Tuy nhiên, nhân cách được hiểu là thứ phát bên trong con người, những cách thức này sẽ nhất quán trong suốt cuộc đời của con người bao gồm cả suy nghĩ, cảm xúc, mô hình hành vi và thái độ xã hội tác động đến những cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin về người khác trong thế giới xung quanh.

Rối loạn nhân cách là gì? Rối loạn nhân cách là một nhóm các tình trạng sức khỏe tâm thần được đặc trưng bởi các kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi không linh hoạt, không lành mạnh. Với những kinh nghiệm và hành vi bên trong này thường khác với văn hóa nơi cá nhân họ đang sống.

Điều này có thể gây ra những khó khăn trong việc giao lưu với gia đình, bạn bè. Đặc biệt, người bị rối loạn nhân cách thường rất khó có thể nhận biết hành vi nào là bình thường hay bất thường của bản thân.

Phân chia các nhóm hành vi do bệnh rối loạn nhân cách gây ra như sau:

Nhóm A: Phân liệt, bị hoang tưởng và dạng phân liệt.

Nhóm B: Người rối loạn nhân cách xuất hiện các hành vi chống đối xã hội, ranh giới và ái kỷ.

Nhóm C: Đối tượng bị rối loạn nhân cách tránh né, phụ thuộc và bị ám ảnh cưỡng chế.

Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách? - Ảnh 2.

Rối loạn nhân cách là gì? Rối loạn nhân cách là một nhóm các tình trạng sức khỏe tâm thần được đặc trưng bởi các kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi - Ảnh Internet

2. Phân loại các rối loạn nhân cách

Có rất nhiều loại rối loạn nhân cách khác nhau và chúng được chia ra theo 3 nhóm dựa trên các đặc điểm, triệu chứng tương tự. Đối với một số người bị rối loạn nhân cách có thể có dấu hiệu và triệu chứng của nhiều loại khác nhau.

2.1. Nhóm A: Người rối loạn nhân cách thường nghi ngờ

Tình trạng rối loạn nhân cách ở nhóm A có tính cách hoang tưởng. Đối với những người mắc chứng hoang tưởng thường không có sự tin tưởng và hay nghi ngờ về hành động của người khác. Họ có xu hướng tin cực đoan rằng ai đó luôn tìm cách hãm hại mình.

Rối loạn nhân cách phân liệt, đây là trường hợp người mắc chứng rối loạn này ít thể hiện sự quan tâm đến việc hình thành các mối qhan hệ với người khác. Những người ít tham gia vào các tương tác xã hội và thường ít tương tác xã hội bình thường. Điều này khiến họ có vẻ lãnh cảm về mặt cảm xúc.

Tình trạng rối loạn nhân cách dạng phân liệt xảy ra khiến người bệnh tin tưởng rằng họ là người có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh hoặc các sự kiện bằng suy nghĩ của họ. Đây là người thường xuyên hiểu sai hành vi hoặc lời nói của người khác. Do đó xảy ra những phản ứng cảm xúc không phù hợp. Điều này khiến người bệnh có xu hướng tránh né các mối quan hệ thân mật, đặc trưng bởi sự kỳ quái, khác người.

Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách? - Ảnh 3.

Tình trạng rối loạn nhân cách dạng phân liệt xảy ra khiến người bệnh tin tưởng rằng họ là người có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh - Ảnh Internet

2.2. Nhóm B: Cảm xúc và bốc đồng

Cụm B với rối loạn nhân cách chống đối xã hội, đối với người mắc chứng chống đối xã hội thường có xu hướng thao túng hoặc hành động gây hại đến người khác mà không cảm thấy hối hận về hành động của họ. Người rối loạn nhân cách nhóm B có thể nói dối, ăn cắp, lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.

Khi xảy ra tình trạng rối loạn nhân cách ranh giới, thời điểm người mắc rối loạn nhân cách thường cảm thấy trống rỗng, bị bỏ rơi từ gia đình đến xã hội. Những đối tượng này có thể gặp khó khăn khi phải đối phó với các sự kiện căng thẳng. Đặc biệt, người bệnh còn xảy ra tình trạng hoang tưởng, họ có xu hướng tham gia vào các hành vi nguy hiểm và bốc đồng như quan hệ tình dục không an toàn, uống rượu say và đánh bạc.

Rối loạn nhân cách kịch tính là loại rối loạn khiến người mắc bệnh thường cố gắng thu hút sự chú ý nhiều hơn bằng cách hoạt tính hóa mọi thứ lên hoặc khiêu khích tình dục. Người mắc bệnh này dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc không tán thành.

Ái kỷ, rối loạn nhân cách ái kỷ là người bệnh tin rằng mình quan trọng hơn người khác. Những đối tượng này thường có xu hướng phóng đại thành tích của họ. Người bệnh có tính khoe khoang về sự hấp dẫn hoặc thành công của mình. Họ có một nhu cầu sâu sắc về sự được ngưỡng mộ nhưng lại thiếu sự đồng cảm với người khác.

Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách? - Ảnh 4.

Ái kỷ, rối loạn nhân cách ái kỷ là người bệnh tin rằng mình quan trọng hơn người khác - Ảnh Internet

2. 3. Nhóm C: Lo lắng

Tình trạng rối loạn nhân cách tránh né là người thường trải qua cảm giác không thỏa đáng, kém cỏi hoặc không được thu hút. Những người này thường chịu sự chỉ trích từ người khác nên họ tránh than gia các hoạt động mới hoặc kết bạn.

Rối loạn nhân cách với bệnh phụ thuộc vào người khác để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất. Người bệnh thường có xu hướng tránh ở một mình. Người mắc bệnh rối loạn nhân cách cần yên tâm khi đưa ra quyết định và đối tượng này thường xuyên chịu đựng sự lạm dụng thể chất và lời nói từ người khác.

Ám ảnh cưỡng chế là tình trạng rối loạn nhân cách có nhu cầu quá cao về trật tự. Đối tượng mắc bệnh này thường tuân thủ mạnh mẽ các quy tắc, quy định và người bệnh cảm thấy khó chịu khi sự hoàn hảo không đạt được.

Tuy nhiên có một vài người nhầm lẫn giữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD), đây thực tế là hai loại bệnh khác nhau. Việc phân biệt rõ hai loại bệnh này vô cùng quan trọng và cần thiết.

3. Nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh

- Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn nhân cách:

Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhân cách. Bệnh có thể phát triển từ một chấn thương hoặc từ một sự kiện đầy kịch tính xảy ra trong cuộc sống.

Một trong các nghiên cứu cho kết quả rằng sự mất cân bằng chất hóa học trong não và các tác động của môi trường chỉ là nhân tố làm kích hoạt những thay đổi trong tính cách của con người. Rối loạn nhân cách cũng kết hợp với các yếu tố di truyền và gia đình.

Những trải nghiệm đau khổ, sợ hãi trong thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhân cách. Các triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách khác nhau tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhân cách.

Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách? - Ảnh 5.

Những trải nghiệm đau khổ, sợ hãi trong thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhân cách - Ảnh Internet

- Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhân cách:

Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhân cách xảy ra như:

+ Khi con người gặp phải sự kiện đau thương.

+ Người phải chịu các khó khăn, lạm dụng hoặc không được quan tâm thời thơ ấu.

+ Bị chấn thương não.

+ Rối loạn nhân cách có thể xảy ra do yếu tố di truyền.

- Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Người bệnh rối loạn nhân cách nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường cần gặp bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp trong quá trình điều trị.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn nhân cách

Bản chất những thông tin cung cấp thực tế không thể thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ và chuyên viên y tế, tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách bằng cách nào?

Chẩn đoán đúng bệnh rối loạn nhân cách bác sĩ sẽ phỏng vấn người bệnh và gia đình người bệnh để nhận định những hành vi của người bệnh. Sau đó, thực hiện so sánh với các tiêu chuẩn đối với từng loại rối loạn.

Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách? - Ảnh 6.

Chẩn đoán đúng bệnh rối loạn nhân cách bác sĩ sẽ phỏng vấn người bệnh và gia đình người bệnh để nhận định những hành vi của người bệnh - Ảnh Internet

Bác sĩ cũng có thể hỏi về sự kiện quan trọng xảy ra gần đây với người bệnh hoặc gây ảnh hưởng đến tình cảm của người bệnh.

Tình trạng bệnh sử, môi trường sống cũng sẽ được đưa vào xem xét để chẩn đoán bệnh.

Đối với một số trường hợp, bác sĩ tâm thần có thể thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm làng lọc cho rượu và ma túy để xác định nguyên nhân có thể.

- Điều trị rối loạn nhân cách bằng phương pháp nào?

Để điều trị rối loạn nhân cách hiệu quả, cần thực hiện một vài phương pháp điều trị chung như sau:

- Điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu:

Có rất nhiều loại trị liệu có thể được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh rối loạn nhân cách như: Liệu pháp nói chuyên, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp nhóm,...

Những liệu pháp tâm lý trị liệu được áp dụng giúp người bệnh đối phó với các loại cảm xúc và học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Điều trị bằng thuốc:

Điều trị rối loạn nhân cách bằng thuốc được phê duyệt. Trong đó, có một số loại thuốc đem lại hiệu quả trong việc cân bằng các loại hormone và các chất trong não.

Có thể điểm danh một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị người bệnh rối loạn nhân cách như:

Rối loạn nhân cách là gì? Bạn đã hiểu đúng về bệnh rối loạn nhân cách? - Ảnh 7.

Có thể sử dụng một số loại thuốc đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị bệnh rối loạn nhân cách - Ảnh Internet

+ Thuốc chống trầm cảm, loại thuốc này có thể giúp người bệnh cải thiện tâm trạng chán nản, giận dữ hay bốc đồng.

+ Thuốc giúp ổn định tâm trạng, đây là thuốc giúp ngăn chặn tính khí thất thường, giảm khó chịu và gây hấn của người bệnh rối loạn nhân cách.

+ Thuốc chống loạn thần, còn được gọi là thuốc an thần kinh. Thuốc chống loạn thần có thể mang lại lợi ích cho những người thường xuyên có tâm trí rời khỏi thực tế.

+ Thuốc chống lo âu, loại thuốc được sử dụng giúp giải tỏa lo âu, kích động và mất ngủ ở người bệnh.

Thói quen sinh hoạt giúp quản lý rối loạn nhân cách:

Lối sống của người bệnh và biện pháp khắc phục tại nhà có thể đem lại hiệu quả tích cực trong việc đối phó với bệnh rối loạn nhân cách.

- Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh rối loạn nhân cách của bác sĩ.

- Uống thuốc đúng liều lượng, quy định của bác sĩ.

- Hiểu biết về tình trạng bệnh rối loạn nhân cách.

- Thực hiện trò chuyện với gia đình, bạn bè về tình trạng bệnh của bản thân. Biện pháp này đem lại hiệu quả giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề bạn đang mắc phải. Sự hỗ trợ của người thân trong các liệu pháp điều trị đem lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.

- Có mục tiêu nhỏ mỗi ngày như: gọi điện thoại, đi đến phòng tập thể dục.

- Nên có người đi cùng người bệnh đên các buổi trị liệu.

Khi gặp vấn đề hoặc có bất kỳ câu hỏi nào nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để nhận tham khảo từ bác sĩ và tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/personality-disorders#coping-and-support

https://www.webmd.com/mental-health/dissociative-identity-disorder-multiple-personality-disorder#

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/personality-disorders/symptoms-causes/syc-20354463#:~:text=A%20personality%20disorder%20is%20a,relating%20to%20situations%20and%20people.


Tác giả: Nắng Mai