Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Từ A - Z về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần biết

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Từ A - Z về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần biết
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được biết là một chứng rối loạn tâm thần, viết tắt là OCD. Người bị OCD thường gặp phải những rối loạn liên quan tới suy nghĩ và hành vi. Vậy thực chất, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?

Dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế không hề hiếm gặp. Nó xuất hiện ở cả nam lẫn nữ và dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu để ý kỹ, bạn có thể phát hiện ra một vài người xung quanh mình mắc bệnh. Người quen, thậm chí là cả bạn bè, người thân sẽ có biểu hiện của căn bệnh này.

1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là bệnh gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn tâm thần, được viết tắt là OCD. Căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) này liên quan đến suy nghĩ dẫn đến hành vi. Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có các suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn.

Những thứ này xuất hiện liên tục trong tâm trí và gây nên sự ám ảnh cho bệnh nhân. Điều này kéo dài khiến bệnh nhân nảy sinh và lặp lại nhiều lần các hành động cưỡng chế.

rối loạn ám ảnh cưỡng chế 2

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là căn bệnh như thế nào? (Ảnh Internet)

Một số biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường thấy. Hành động kiểm tra tay nắm cửa nhiều lần vì lo sợ quên khóa cửa. Hành động kiểm tra chìa khóa nhà trong túi áo, quần nhiều lần khi đi ra ngoài. Không chịu nổi sự đảo lộn vị trí các vật dụng trong nhà dù là những chi tiết rất nhỏ;...

Những lo âu này thường xuất hiện trong tâm trí người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Và họ cũng không thể loại bỏ những suy nghĩ này ra khỏi tâm trí. Chỉ có việc thực hiện những hành động mang tính ám ảnh cưỡng chế mới giúp họ giải tỏa.

2. Có bao nhiêu người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Theo số liệu thống kê của tổ chức OCD. Có đến 2% dân số đang mắc phải hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều này tương đương với số lượng người mắc phải căn bệnh này lên đến hàng trăm triệu.

Dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế không hề hiếm gặp. Nó xuất hiện ở cả nam lẫn nữ và dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu để ý kỹ, bạn có thể phát hiện ra một vài người xung quanh mình mắc bệnh. Người quen, thậm chí là cả bạn bè, người thân sẽ có biểu hiện của căn bệnh này.

3. Làm cách nào để nhận biết một người có đang bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay không?

3.1. Về suy nghĩ

Người mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuất hiện trong tâm trí những suy nghĩ:

rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Những suy nghĩ nào là biểu hiện của chứng bệnh OCD? (Ảnh Internet)

- Thường xuyên xuất hiện trong tâm trí những suy nghĩ không mong muốn. Những hình ảnh bạo lực, những nỗi sợ, nỗi ám ảnh lặp đi lặp lại,...

- Lo sợ mình sẽ làm ra những hành động đáng xấu hổ.

- Lo sợ gây ra những hành động làm hại người khác, làm hại bản thân mình.

- Cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm trước những điều sai trái và tồi tệ xảy ra. Thậm chí cả khi những điều đó không phải do bản thân mình gây nên.

- Quá chú trọng đến những vấn đề về vệ sinh. Lo lắng về các chất bụi bẩn và vi khuẩn một cách thái quá.

3.2. Về hành vi

- Phải rửa tay liên tục vì có những nỗi lo lắng là mình sẽ bị nhiễm trùng.

- Thức dậy nhiều lần vào ban đêm, thậm chí không ngủ ngon vì lo lắng nhiều vấn đề.

- Lo lắng chưa tắt đèn phòng khách, chưa khóa cửa sau, chưa đóng cửa sổ,...

- Khó chịu khi quần áo, giày dép, chén đĩa không được sắp xếp theo trật tự nhất định.

Những hành vi này thường không phải là những hành vi mà bệnh nhân mong muốn. Nhưng bệnh nhân thường bị ám ảnh và phải thực hiện nó để giải tỏa lo âu. Bệnh nhân thường không khống chế được hành vi này của mình. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định xảy đến trong cuộc sống hàng ngày.

4. Bệnh nhân cần khám và nhận điều trị ám ảnh cưỡng chế khi nào?

Bệnh nhân cần đến bác sĩ để khám bệnh và nhận được chu trình điều trị hợp lý khi:

Căn bệnh này đã ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Việc lặp đi lặp lại những hành động cưỡng chế quá thường xuyên. Dẫn đến việc người bệnh không còn thời gian làm những việc chính.

Bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng bệnh nặng, ảnh hưởng đến thể chất. Có cảm giác đau, tức ở lồng ngực. Xảy ra tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh thường xuyên. Có những biểu hiện của chứng hoang tưởng. Có những ý nghĩ tiêu cực như tự tử và giết người;...

5. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Hiện tại vẫn chưa xác định được những nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này. Nhưng người ta xác định được những nhân tố có thể góp phần gây ra bệnh. Cụ thể như sau:

- Bị tai nạn gây ra chấn thương ở vùng đầu ảnh hưởng đến não bộ.

- Bị thương trên cơ thể dẫn đến nhiễm trùng; Khu vực não xuất hiện những rối loạn bất thường.

- Do gen di truyền: Ba mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc phải chứng OCD. Điều này dẫn đến nguy cơ con cái trong gia đình cũng mắc bệnh là rất cao.

- Người bệnh phải trải qua nhiều vấn đề gây ra căng thẳng trong cuộc sống.

- Người bệnh có thần kinh yếu, dễ căng thẳng, không chịu nổi áp lực.

6. Phương thức chẩn đoán bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Căn bệnh OCD sẽ được các bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng. Các triệu chứng này được mô tả bởi bệnh nhân. Trước khi đưa ra sự chuẩn bệnh chính xác, bác sĩ sẽ khám lâm sàng. Điều này nhằm loại bỏ những nguyên nhân khác gây ra triệu chứng bệnh.

rối loạn ám ảnh cưỡng chế 3

Bác sĩ chẩn đoán hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế dựa vào mô tả hành vi của bệnh nhân (Ảnh Internet)

Ngoài ra, có thể tiến hành các phương pháp để đánh giá tâm lý bệnh nhân. Quan sát ngoại hình và phong thái của bệnh nhân. Trò chuyện để hỏi về những suy nghĩ của bệnh nhân về những tâm trạng thường xuất hiện. Về tình trạng hoang tưởng và ảo giác. Về vấn đề lạm dụng các chất kích thích, gây nghiện. Các hành vi mang tính bạo lực;...

7. Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người mắc phải chứng bệnh OCD có thể được điều trị bằng những phương thức:

7.1. Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được điều trị bằng những phương thuốc tâm thần. Đây là những loại thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát chứng ám ảnh. Thông thường, đây sẽ là những phương thuốc chống trầm cảm. Tên cụ thể của một vài loại thuốc dành cho trường hợp này như sau: Clomipramine hay Anafranil; Fluvoxamine hay Luvox CR; Fluoxetine hay Prozac; Paroxetine hay Paxil, Pexeva; Sertraline hay Zoloft.

7.2. Điều trị bằng các liệu pháp về nhận thức và hành vi

Đối với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hình thành do tư duy sai lệch, tiêu cực: Các liệu pháp về nhận thức và hành vi sẽ mang lại hiệu quả cao. Những liệu pháp này giúp người bệnh nhận ra những thói quen gây ra bệnh. Những tiềm thức nào ám ảnh trong tâm trí người bệnh dẫn đến căn bệnh này. 

Đồng thời, các liệu pháp này hướng người bệnh đến những thói quen khác. Điều này giúp thay những thói quen xấu gây ám ảnh thành những thói quen mới. Vậy là những nguyên nhân gây ra bệnh đã được giải quyết triệt để.

7.3. Rèn luyện những thói quen sinh hoạt hợp lý góp phần giúp bệnh thuyên giảm

Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng góp phần gây ra bệnh OCD. Rèn luyện phong cách sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh tình mau thuyên giảm: Ăn uống điều độ kết hợp tập luyện thể dục; Ngủ đủ giấc để không mắc phải tình trạng thiếu ngủ dẫn đến căng thẳng;...

rối loạn ám ảnh cưỡng chế 4

Lối sống lành mạnh kết hợp thể dục thể thao sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị chứng rối loạn cưỡng chế. (Ảnh Internet)

Ngoài ra, bệnh nhân cần: 

- Dùng thuốc đúng theo liều lượng và sự hướng dẫn của bác sĩ

- Không tự ý ngưng thuốc dù có cảm thấy bệnh giảm bớt

- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng.

8. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm hay không?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Căn bệnh này không trực tiếp gây ra tổn thương thể chất hoặc gây tử vong cho người bệnh. Nhưng có thể nói hội chứng này gây ra những bất tiện không nhỏ trong cuộc sống của bệnh nhân:

- Giảm chất lượng giấc ngủ.

- Là nguyên nhân gây ra những âu lo, căng thẳng, làm suy giảm tinh thần bệnh nhân.

- Gián tiếp làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bệnh nhân với người xung quanh.

- Bệnh nhân khó hòa nhập với môi trường sống xung quanh mình.

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là nguyên nhân thúc đẩy bệnh trầm cảm, hoang tưởng.


Tác giả: Bảo Nghi