Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng tránh?

Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng tránh?
Vào mùa đông tại miền Bắc, tình trạng rét đậm rét hại diễn ra thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bỏng lạnh.

Bỏng lạnh còn có tên gọi là Frostbite. Tình trạng này chỉ xuất hiện đối với vùng khí hậu khắc nghiệt và nhiệt độ thấp. Dù Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, miền Bắc vẫn trải qua thời điểm rét đậm, rét hại và nhiệt độ cực kỳ thấp. Tìm hiểu chi tiết về tình trạng bỏng lạnh để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

1. Bỏng lạnh là gì?

Bỏng lạnh là thuật ngữ y học để chỉ các chấn thương trên da và các mô bị đóng băng do tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh. Những trường hợp nghiêm trọng còn có thể khiến dây thần kinh và mạch máu bị đông cứng.

Khi da có thể bị đông cứng trong vài phút khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp dưới mức đóng băng. Thậm chí, ngay cả khi nhiệt độ trên mức đóng băng thì da vẫn có thể bị đông cứng nếu da bị ướt hoặc khi da tiếp xúc với gió lạnh.

Tình trạng bỏng lạnh cũng xảy ra khi da tiếp xúc với bề mặt rất lạnh. Đây là loại tiếp xúc có thể làm đông lạnh ngay vùng da tiếp xúc với bề mặt bị đóng băng. Đặc biệt, bỏng lạnh thường xảy ra ở các vị trí như đầu chi, mũi, tai, cằm, má.

Người bệnh sẽ bị lạnh, đỏ sau đó mới đến tê, cứng và nhợt nhạt. Kèm theo tình trạng tê cóng cũng có thể xuất hiện trên vùng da đã được trang bị quần áo hoặc găng tay,...

Bỏng lạnh xảy ra nếu bạn mặc không đủ ấm hoặc quần áo quá chật khiến máu không thể lưu thông đến vị trí xa hơn. Tình trạng tê cóng có thể xảy ra bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ lạnh cũng như gió ở bên ngoài.

Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng bệnh? - Ảnh 2.

Bỏng lạnh xảy ra nếu bạn mặc không đủ ấm hoặc quần áo quá chật khiến máu không thể lưu thông đến vị trí xa hơn - Ảnh emedihealth

2. Đối tượng có nguy cơ bị bỏng lạnh

Những người có khả nặng bị tê cóng và bỏng lạnh khi tiếp xúc với thời tiết lạnh cao hơn người bình thường khi:

- Có thể bị bỏng lạnh khi mặc quá ít quần áo và không đủ giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết rét đậm, rét hại.

- Tăng nguy cơ bị bỏng lạnh khi bị đói, mất nước, mệt mỏi, cơ thể suy yếu, chấn thương hoặc uống rượu.

- Người hút thuốc làm tăng nguy cơ bị bỏng lạnh vì hút thuốc làm thu hẹp các mạch máu và làm chậm quá trình lưu thông, đồng thời cho phép tình trạng tê cóng tiến triển nhanh hơn.

- Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, trầm cảm hoặc bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ bị bỏng lạnh,

- Người sử dụng thuốc chẹn beta.

- Đối tượng dễ bị bỏng lạnh là trẻ em và người cao tuổi.

Bạn có thể đọc thêm kiến thức về Những loại thực phẩm hỗ trợ phòng tránh bệnh truyền nhiễm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

3. Triệu chứng của bỏng lạnh là gì?

Các trường hợp bị tê cóng sẽ xuất hiện kèm các triệu chứng như sau:

- Da có cảm giác châm chích hoặc bị tê.

- Trên da bị đổi màu, các màu như đỏ, trắng, xám hoặc da bị vàng.

- Xuất hiện dấu hiệu đau xung quanh khu vực tiếp xúc.

Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng bệnh? - Ảnh 3.

Bỏng lạnh nguy hiểm đối với người bệnh - Ảnh firstpost

Triệu chứng của bỏng lạnh trở nên nghiêm trọng khi xuất hiện kèm các triệu chứng sau:

- Có mụn nước trên da.

- Khi ta chuyển sang màu đen.

- Khớp và cơ bị cứng hoặc không hoạt động.

Tìm ngay tới sự giúp đỡ và chăm sóc y tế khi xuất hiện các dấu hiệu kèm theo sau:

- Bị sốt.

- Chóng mặt.

- Xuất hiện tình trạng sưng, tấy đỏ hoặc tiết dịch ở khu vực cóng.

4. Chẩn đoán bỏng lạnh bằng cách nào?

Đa số các trường hợp bỏng lạnh đều được chẩn đoán dựa trên tình trạng khám sức khỏe và mô tả của người bệnh về vị trí, thời điểm cũng như cách thức xảy ra tình trạng tê cóng.

Khi tê cóng trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần chụp X-quang hoặc thực hiện chụp cắt lớp xương để đánh giá tổn thương xương và các cơ.

Không chỉ gây bỏng lạnh, Nhiệt độ xuống thấp kiểu "phi mã" có thể gây ra những tổn thương nào cho cơ thể?

5. Các cấp độ tổn thương của bỏng lạnh

Bỏng lạnh không phải tình trạng hiếm gặp. Cụ thể vào năm 2017 một thanh niên 18 tuổi tại Đan Mạch đã nhập viện tại địa phương trong tình trạng tổn thương, tê cóng tay nghiêm trọng do ngủ quên khi say rượu ở dưới trời -30 độ C trong 30 phút.

Thanh niên này được đưa tới bệnh viên khi một đốt ngón tay có dấu hiệu hoại tử vì thời tiết quá lạnh. Nhanh chóng sau đó, thanh niên được bác sĩ địa phương sơ cứu bằng nước ấm và cho người bệnh uống thuốc giảm đau, chống viêm, tiêm phòng uốn ván.

Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng bệnh? - Ảnh 4.

Bỏng lạnh được chẩn đoán dựa trên tình trạng khám sức khỏe và mô tả của người bệnh về vị trí, thời điểm cũng như cách thức xảy ra tình trạng tê cóng - Ảnh ndakotalaw

Sau đó, bác sĩ kết luận rằng vết thương bỏng lạnh được xác định ở cấp độ 2, 3 và có phồng lớn, mụn nước chứa đầy máu. Kết quả khám lâm sàng cho biết, tay phải của người bệnh các ngón tay sưng và mất cảm giác. Kèm theo đó là ngón tay có mủ và xuất hiện dấu hiệu hoại tử.

Điều trị tích cực susoots 2 tuần, người bệnh mới được đưa tới Bệnh viện Iluilissat ở Greenland. May mắn sau khi điều trị, người bệnh không xuất hiện biến chứng nguy hiểm khác và 10 ngón tay đều được bảo tồn.

Thông tin cho biết, nhiệt độ -28,3 độ C, khi con người tiếp xúc với môi trường lạnh trong gió khoảng 30 phút có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.

Ở nhiệt đô - 37,2 độ C thì tình trạng bỏng và tổn thương da khi tiếp xúc ngoài trời xuất hiện chỉ sau 10 phút. Đối với thời tiết khắt nghiệt thì tình trạng bỏng lạnh còn có thể xảy ra chỉ sau 5 phút.

Cấp độ bỏng lạnh được chia ra nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng như sau:

- Cấp độ bỏng lạnh 1: Người bệnh bị tê, cứng tay nhẹ. Ngay khi da ấm lên, người bệnh có cảm giác đau, ngứa ran hoặc bị mất cảm giác nóng lạnh ở vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, bệnh không làm tổn thương da vĩnh viễn.

- Cấp độ 2: Lúc này người bệnh bỏng lạnh sẽ xuất hiện triệu chứng da ửng đỏ, chuyển sang trắng hoặc bị nhợt nhạt. Sau đó, da dần không còn cảm giác tê cóng. Khi điều trị bằng cách ủ ấm ở cấp độ 2 có thể khiến da xuất hiện vết lốm đốm. Đặc biệt, vùng tổn thương trên da còn có cảm giác châm chích, bỏng rát và bị sưng tấy. Thời gian làm ấm từ 12 đến 36 giờ thì vùng da bị bỏng lạnh sẽ xuất hiện vết phồng rộp và chứa chất lỏng, mủ.

- Cấp độ 3, khi bị cóng sâu: Tình trạng tê cóng tiến triển gây ảnh hưởng tới tất cả lớp da trên cơ thể con người gồm cả các mô bên dưới. Lúc này, da chuyển sang màu trắng hoặc xám xanh. Người bệnh sẽ bị mất hoàn toàn cảm giác lạnh, bị đau hoặc khó chịu ở vùng ảnh hưởng. Đặc biệt, các khớp của nạn nhân có thể không hoạt động. Khi đó, mụn nước sẽ hình thành sau 24 đến 48 tiếng làm ấm vùng da bị tổn thương. Sau đó, khu vực này sẽ chuyển sang màu đen, bị cứng do mô chết.

Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng bệnh? - Ảnh 5.

Tình trạng tê cóng tiến triển gây ảnh hưởng tới tất cả lớp da trên cơ thể con người gồm cả các mô bên dưới khiến người bệnh mất hoàn toàn cảm giác lạnh - Ảnh msdmanuals

6. Điều trị bỏng lạnh bằng cách nào?

Đối với người bị bỏng lạnh, kịp thời phát hiện và cần được sơ cứu ngay lập tức như sau:

- Nhanh chóng tìm nơi trú ẩn để tránh khỏi bị giá lạnh.

- Cần làm ấm bàn tay bằng cách đặt chúng dưới cánh tay.

- Có điều kiện cần vào nhà, cởi bỏ quần áo và trang sức bị ướt ra khỏi cơ thể.

- Vào trang nhà cần ngâm chân và ngâm tay bằng nước ấm. Sau đó đắp chăn lên phần còn lại của cơ thể.

- Tránh các nguồn điện như đèn, lửa hoặc miếng sưởi vì chúng có thể khiến bỏng da lạnh cóng.

- Uống nước hoặc đồ uống ấm. Nước ấm không chỉ hỗ trợ điều trị bỏng lạnh mà uống nước ấm còn đem lại nhiều lợi ích: Tăng cường uống nước ấm vào mùa lạnh để tận hưởng 7 lợi ích sau

- Nếu tình trạng bỏng lạnh xảy ra, càng đi khám nhanh chóng càng tốt.

Ngoài ra, đối với hầu hết các trường hợp bị tê cóng cần làm ấm các khu vực bị ảnh hưởng trong nước. Khi đó, bác sĩ cũng sẽ khử trùng vùng da bị ảnh hưởng và quấn băng lại vì nếu để da còn nguyên vì tê cóng có thể dễ khiến người bệnh bị nhiễm trùng.

Tình trạng da bị nhiễm trùng do bỏng lạnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng đặc biệt ở xương, cơ và dây thần kinh bị tổn thương do bỏng lạnh. Cần thực hiện phẫu thuật cắt cụt là biện pháp cần thiết.

Các bác sĩ sẽ cố gắng sửa chữa các mô bằng các loại thuốc được gọi là thuốc làm tan huyết khối và truyền vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Biện pháp cuối cùng khi điều trị bỏng lạnh là cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng bệnh? - Ảnh 6.

Đối với hầu hết các trường hợp bị tê cóng cần làm ấm các khu vực bị ảnh hưởng trong nước - Ảnh denver.cbslocal

7. Biến chứng bỏng lạnh là gì?

Phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trời lạnh là đưa máu đến tim và phổi. Thực hiện giữ ấm các cơ quan này có tác dụng ngăn ngừa hạ thân nhiệt ở người. Khi hạ thân nhiệt xảy ra do cơ thể bạn không tạo ra đủ nhiệt để bảo vệ khỏi cái lạnh.

Nhanh chóng điều trị hạ thân nhiệt trước khi điều trị tê cóng. Khi tê cóng có thể gây ra đau đớn và xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn cho vùng tiếp xúc, hạ thân nhiệt là mối đe dọa thời tiết lạnh nghiêm trọng hơn.

Do đó, tình trạng tê cóng tay chân có thể là dấu hiệu của việc hạ thân nhiệt vì tê cóng cần mất một lúc khi tình trạng tê cóng lan ra xa hơn. Tình trạng tê cóng thường xảy ra trên ngón chân, mũi, má và tai hoặc cằm.

Ngoài ra, khi bị bỏng lạnh còn có thể dẫn tới một vài biến chứng khác như:

- Khiến người bị bỏng lạnh tăng nhạy cảm với lạnh.

- Làm tăng nguy cơ bị tê cóng trở lại.

- Tê cóng còn xảy ra ở các vùng da tổn thương lâu dài.

- Bị đổ mồ hôi nhiều.

- Làm thay đổi màu da.

Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm thế nào để phòng bệnh? - Ảnh 7.

Tình trạng bỏng lạnh có thể làm thay đổi màu da - Ảnh everydayhealth

- Khớp cứng.

- Có thể bị khuyết tật tăng trưởng đối với trẻ em nếu trẻ bị bỏng lạnh.

- Nhiễm trùng, uốn ván.

- Gây hoại tử do dòng máu tới vùng da bị tổn thương, gián đoạn.

- Có thể phải cắt cụt chi.

Vì những biến chứng nguy hiểm từ bỏng lạnh có thể gây ra. Người bệnh cần chủ động phòng tránh bỏng lạnh.

8. Làm cách nào để ngăn chặn bỏng lạnh?

Muốn ngăn chặn tình trạng bỏng lạnh, tê cóng bạn cần chú ý:

- Mặc ấm và ăn mặc phù hợp với thời tiết khắc nghiệt.

- Chú ý tới nhiệt độ và thời tiết trước khi ra ngoài.

- Không nên ở ngoài trời quá lâu khi ngoài trời nhiệt độ hạ thấp, rét đậm, rét hại diễn ra.

- Tránh ra ngoài khi nhiệt độ dưới 0 độ C. Nếu bắt buộc hoặc cần ra ngoài nên mặc nhiều quần áo, đảm bảo không có vùng da nào bị lộ ra ngoài.

- Lựa chọn trang phục rộng rãi, không thấm nước.

Những thông tin về bỏng lạnh được cung cấp ở trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu đúng về bệnh bỏng lạnh và lựa chọn cho mình biện pháp phòng tránh bỏng lạnh mùa đông an toàn, hiệu quả.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/frostbite-stages#prevention

https://www.healthline.com/health/frostbite

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/frostbite/symptoms-causes/syc-20372656


Tác giả: Nắng Mai