Rau mồng tơi là rau gì? Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?

Rau mồng tơi là rau gì? Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?
Rau mồng tơi mùa hè ăn rất mát và tốt cho sức khoẻ. Nhưng bầu ăn rau mồng tơi được không là thắc mắc của hầu hết mọi phụ nữ mang thai. Tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!

Mồng tơi là loại rau phổ biến đối với bữa ăn của người Việt Nam. Loại rau này có hương vị mát ngọt dễ ăn và đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Mặc dù là loại rau dân dã và dễ chế biến, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc có bầu ăn rau mồng tơi được không. Hãy cùng tìm hiểu về loại rau này để trả lời câu hỏi bầu ăn mồng tơi được không!

1. Rau mồng tơi

Theo Đông y, mồng tơi là loại rau có tính hàn, tán nhiệt, có vị chua; rau mồng tơi có hiệu quả trong việc giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, mát da, lợi tiểu…

Ngoài ra, khi phân tích kĩ càng về các thành phần của rau mồng tơi, người ta phát hiện có rất nhiều loại vitamin và hàm lượng dinh dưỡng khá dồi dào. Cụ thể, có đến 8000IU vitamin A trong mỗi 100g rau mồng tơi, lượng vitamin A này nhiều hơn 2,5 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Rau mồng tơi còn chứa đa dạng các chất sắt, đạm, vitamin C, vitamin nhóm B, kẽm, magie, canxi… Ngoài ra, phải kể đến chất nhầy pectin có nhiều trong mồng tơi; đây là thành phần có tác dụng giúp nhuận tràng và hỗ trợ cơ thể đào thải các chất béo và giúp giảm cholesterol trong máu.

Chính nhờ thành phần giàu dinh dưỡng đó, rau mồng tơi được xem là loại rau cực kì tốt cho sức khỏe, nhất là hỗ trợ ổn định huyết áp và nâng cao sức khỏe tim mạch.

2. Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?

Rau mồng tơi rất tốt cho sức khoẻ, vậy bà bầu có ăn được không thì không phải ai cũng biết. Thực tế, với câu hỏi bà bầu ăn mồng tơi được không? Câu trả lời là có.

Rau mồng tơi chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng nên rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Ngoài ra, nhiều người vẫn thắc mắc mang bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không, câu trả lời như đã phân tích trước đó. Bà bầu có thể ăn rau mồng tơi trong suốt thai kỳ, nhất là những tháng cuối giúp nhuận tràng rất tốt.

Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn rau mồng tơi được không? - Ảnh 2.

Vậy bà bầu ăn mồng tơi được không? Câu trả lời là có

Đọc thêm:

Bà bầu ăn chè đậu xanh được không? Cần lưu ý gì khi cho bà bầu ăn chè đậu xanh?

Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai

2. Tác dụng của rau mồng tơi đối với bà bầu

Để làm rõ hơn đáp án của câu hỏi bà bầu có ăn được rau mồng tơi không, hãy cùng tham khảo những tác dụng tuyệt vời dưới đây của rau mông tơi đối với bà bầu:

2.1. Giúp giảm thâm nám da, sáng mắt

Liệu bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Câu trả lời sẽ vô cùng rõ ràng khi bạn biết được một công dụng tuyệt vời của loại rau này. Rau mồng tơi chứa hàm lượng vitamin A dồi dào nên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện thị lực. Ngoài ra, lượng vitamin A này cũng giúp chống lão hóa rất tốt, giúp bà bầu giảm thâm sạm da do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

2.2. Giúp giảm nguy cơ táo bón

Táo bón được xem là cơn ác mộng của hầu hết các bà bầu. Nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ, bệnh lý nứt kẽ hậu môn và làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Câu trả lời là ăn rất tốt. Rau mồng tơi sẽ giúp bà bầu ngăn chặn nguy cơ táo bón vô cùng hiệu quả nhờ hàm lượng chất nhầy và chất xơ có trong loại rau này.

Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn rau mồng tơi được không? - Ảnh 3.

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Câu trả lời là ăn rất tốt - Ảnh: internet

2.3. Hỗ trợ tăng cường đề kháng

Việc tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng. Khi sức đề kháng tăng cao, cơ thể mẹ bầu có thể chống lại các vi rút gây bệnh. Mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung rau mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày, tốt nhất là 2-3 bữa/tuần. Thành phần vitamin C có trong rau mồng tơi sẽ giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng hiệu quả.

2.4. Giúp bổ sung axit folic và sắt

Có thể bạn chưa biết, cứ mỗi 100g rau mồng tơi có đến 140mg axit folic và 1.2mg sắt. Đây là nguồn sắt và axit folic dồi dào giúp bà bầu ngăn chặn được nguy cơ thiếu sắt trong thai kì. Thành phần axit folic cũng sẽ giúp ngăn ngừa dị tất ống thần kinh ở thai nhi.

Ngoài bổ sung thêm sắt và axit folic theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu đừng ngại ăn thêm vài bữa canh rau mồng tơi mỗi tuần.

2.5. Bổ sung canxi

Trong thai kì, nhu cầu bổ sung thêm canxi sẽ tăng cao hơn so với bình thường để đảm bảo cho sự phát triển của hệ xương và răng của thai nhi. Nếu thiếu canxi, ngoài việc cơ thể thai phụ dễ bị đau cơ thì em bé trong bụng cũng có nguy cơ chậm phát triển.

Do đó, mẹ bầu hãy bổ sung canxi theo kê đơn của bác sĩ và ăn thêm nhiều rau mồng tơi để đảm bảo đủ canxi cho cả mẹ và em bé.

Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn rau mồng tơi được không? - Ảnh 4.

Chắc hẳn, bạn đã có đáp án cho câu hỏi bà bầu có ăn được rau mồng tơi không rồi - Ảnh: cookpad

Đọc thêm: Mùa hè ăn canh rau mồng tơi tuyệt đối không phạm phải 5 sai lầm nào?

3. Một số món ăn ngon từ rau mồng tơi cho bà bầu

Chắc hẳn, bạn đã có đáp án cho câu hỏi bà bầu có ăn được rau mồng tơi không rồi. Hãy cùng tham khảo một số món ăn ngon có thể chế biến từ rau mồng tơi dưới đây:

3.1. Rau mồng tơi nấu canh cua

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 300g cua đồng

- 1 bó rau mồng tơi

- 1 quả mướp nhỏ

- Gia vị các loại

Cách chế biến:

Mồng tơi nhặt lấy phần lá non, rửa sách rồi cắt nhỏ vừa ăn. Mướp gọt bỏ phần vỏ, cắt khúc nhỏ vừa ăn.

Cho phần thịt cua đồng đã xay nhuyễn vào 1 tô nước, khuấy đều phần thịt cua rồi lọc bằng rây. Chỉ lấy phần nước cua và bỏ đi phần bã.

Cho phần nước cua đồng vào nồi bà đun trên bếp lửa lớn. Khi nước sôi, hạ lửa vừa phải rồi cho phần rau mồng tơi và mướp vào. Canh sôi lại thêm lần nữa thì nêm nếm gia vị sao cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp là được.

3.2. Rau mồng tơi xào tỏi

Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn rau mồng tơi được không? - Ảnh 5.

Rau mồng tơi xào tỏi vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu - Ảnh: pasgo

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 1 bó rau mồng tơi

- Vài tép tỏi

- Gia vị các loại

Cách thực hiện:

Mồng tơi nhặt lấy phần lá non, rửa sạch và để ráo nước.

Tỏi đập dập, phi thơm với dầu nóng. Sau đó, cho mồng tơi vào chảo và đảo đều tay trên bếp lửa lớn. Khi rau vừa chín, nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị rồi khuấy đều đến khi rau chín hẳn là được.

Rau mồng tơi xào tỏi nên xào gần với giờ ăn, dùng khi rau còn nóng để đảm bảo hương vị thơm ngon nhất.

3.3. Canh nghêu rau mồng tơi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 1kg nghêu

- 1 bó rau mồng tơi

- Một vài tép tỏi

- 1 miếng gừng nhỏ

- Gia vị các loại

Cách thực hiện:

Mồng tơi chọn lấy phần ngọn và lá non, rửa sạch rồi thái nhỏ vừa ăn.

Nghêu rửa sạch hết cát và phần vỏ bẩn. Sau đó, cho nghêu vào nồi, cho thêm xíu gừng để luộc nghêu cho chín. Đến khi nghêu đã há miệng hết thì tắt bếp là được. Sau đó, tách bỏ vỏ nghêu, chỉ lấy phần thịt và nước luộc nghêu.

Phi tỏi thơm vàng với dầu ăn, cho phần ruột nghêu vào để xào đều tay.

Phần nước luộc nghêu cho vào nồi đun sôi, sau đó cho phần thịt nghêu và rau vào. Nấu sôi lại thì nêm nếm vừa ăn là được.

4. Lưu ý gì khi ăn rau mồng tơi, rau mồng tơi kiêng kỵ gì?

Tuy là loại rau rất tốt, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn rau mồng tơi. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn rau mồng tơi mà bà bầu nên chú ý:

Rau mồng tơi là rau gì? Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? - Ảnh 6.

Nếu bà bầu gặp phải tình trạng đại tiện lỏng hoặc tiêu chảy thì không nên ăn rau mồng tơi - Ảnh Internet

- Bà bầu bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi

Rau mồng tơi có chứa thành phần purin - một loại chất hữu cơ khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành axit uric. Nếu hàm lượng axit uric cao sẽ khiến nguy cơ mắc sỏi thận tăng cao và làm tăng lượng canxi oxalte ở nước tiểu gây nên tình trạng sỏi thận trầm trọng hơn.

- Bị tiêu chảy không nên ăn rau mồng tơi

Chính vì tính nhuận tràng nên rau mồng tơi rất được ưa chuộng, giúp bà bầu chống táo bón vô cùng hiệu quả. Do đó, nếu bà bầu gặp phải tình trạng đại tiện lỏng hoặc tiêu chảy thì không nên ăn rau mồng tơi.

- Tuyệt đối không ăn rau mồng tơi sống

Rau mồng tơi được nấu chín mới phát huy được hết chất dinh dưỡng, do đó mẹ bầu nên lưu ý nấu chín rau mồng tơi rồi mới ăn. Ngoài ra, ăn rau mồng tơi sống sẽ gây khó tiêu, đầy bụng và hệ tiêu hóa phải xử lý nhiều chất nhầy do rau mồng tơi sống tiết ra.  Đặc biệt, bà bầu nên ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

- Không ăn canh mồng tơi để qua đêm

Nhiều người vẫn thường ăn lại đồ ăn còn thừa để qua đêm, tuy nhiên đây là thói quen không tốt dù đó là bất cứ loại thực phẩm gì, rau mồng tơi cũng vậy. Nguyên nhân là do thành phần nitrat có trong rau xanh rất nhiều; nếu để qua đêm, hàm lượng nitrar này sẽ hình thành nitrite - một loại chất có thể gây ung thư.

Do vậy, bạn nên nấu canh rau mồng tơi vừa đủ ăn và tránh tình trạng ăn đồ ăn đã để qua đêm, không tốt cho sức khỏe.

- Không nên nấu mồng tơi với thịt bò

Theo Đông y, mồng tơi và thịt bò là hai loại thực phẩm không nên kết hợp, nếu nấu chung sẽ làm cho công dụng nhuận tràng của hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn. Nhất là đối với bà bầu, nếu nấu mồng tơi với thịt bò có thể khiến tình trạng táo bón nặng hơn.


Tác giả: Tiểu Quyên