Rau đắng cực tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu có được ăn rau đắng không?

Rau đắng cực tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu có được ăn rau đắng không?
Rau đắng – Loại rau được rất nhiều người yêu thích với vị đắng đặc trưng của nó, những lại có khả năng thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Tuy nhiên, theo những chuyên gia dinh dưỡng thì có một vài trường hợp không nên sử dụng loại ra này và đặc biệt là các bà bầu. Vậy bà bầu có được ăn rau đắng không?

1. Rau đắng là gì?

Theo Organicfacts, rau đắng có tên khoa học là Bacopa monnieri. Loại thảo dược lâu đời này được sử dụng như một trong những thành phần chính trong các phương thuốc Ayuvedic của người Ấn Độ từ thời cổ xưa, cũng như y học truyền thống trên toàn thế giới. Ở nước ta, rau đắng có 2 loại là rau đắng đất và rau đắng biển.

Ảnh 1.

Rau đắng là loại rau khá quen thuộc với cuộc sống (Ảnh: internet)

Rau đắng được coi là một vị thuốc từ thiên nhiên giúp tăng khả năng nhận thức, chống rối loạn nhận thức, giảm lo âu và căng thẳng, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa,...

2. Tác dụng của rau đắng

Cũng giống như những loài rau khác, rau đắng chứa nhiều chất xơ và các loại dinh dưỡng khác nên rất tốt cho chế độ ăn giảm béo, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, phù hợp với các đối tượng đang mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường.

Rau đắng trong bữa ăn thường sử dụng cả phần lá và thân, ăn rau tươi chung với các món ăn khác như cháo nóng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ăn rau đắng với cháo cá lóc hay cá kèo rất được người dân Nam bộ ưa chuộng.

Ảnh 2.

Rau đắng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe (Ảnh: internet)

Nếu những ai vẫn chưa làm quen với vị đắng của loại rau này thì có thể sử dụng phương pháp luộc chín ăn chung với cá kho hoặc thịt kho, tương, chao. Hay khi nấu thành canh, nấu lẩu thì vị của rau cũng giảm bớt phần nào tính đắng. Hoặc món ngon hơn nữa mà bạn có thể thực hiện chính là:món xào với tôm, thịt cùng dầu, mỡ và nước cốt dừa cũng cho ta một bữa ăn hấp dẫn.

3. Bà bầu có được ăn rau đắng không?

Tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng các bà bầu không nên ăn quá nhiều loại rau này. Để trả lời cho câu hỏi, bà bầu có được ăn rau đắng không, chuyên gia của Hội Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc.

Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký hội Dược liệu TP.HCM cho biết, một số rau quả có vị đắng, tính mát, lạnh như khổ qua, rau má, atisô, rau đắng... thường có tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc nên rất có ích cho cơ thể trong trường hợp cần giải nhiệt, giải độc.

"Mặc dù những rau quả có vị đắng vừa kể rất tốt cho một số bệnh nhưng vì chúng có tính lạnh nên những người có thể trạng hàn, da thịt mát, hay bị lạnh bụng, thường đi tiêu lỏng nên hạn chế dùng khổ qua, rau má, rau đắng… trong khẩu phần ăn hàng ngày".

Ảnh 3.

Bà bầu có được ăn rau đắng không? (ảnh: internet)

ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM chia sẻ thêm: "Những phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với việc bổ sung các rau quả có chất đắng. Vì chất charatin trong loại thực phẩm này tuy có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường nhưng lại có nguy cơ làm thai phụ dễ bị sẩy thai, xuất huyết và co thắt tử cung".

4. Bà bầu không nên ăn rau gì khác?

Ngoài rau đắng, có một số loại rau khác bà bầu cũng không nên ăn bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ mắc một số bệnh lý thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con.

4.1. Rau ngót

Dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những điều rủi ro không phải là không tồn tại. Bởi do trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai. Do vậy mà các mẹ cũng hãy lưu ý điều này nhé!

Ảnh 4.

Dù có rất nhiều dinh dưỡng nhưng bà bầu nên đề phòng với rau ngót (ảnh: internet)

4.2. Ngải cứu

Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thi kỳ không nên quá lạm dụng ngải cứu bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu bà bầu có ý định ăn rau ngải cứu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu ăn ngải cứu với tần suất phù hợp, từ 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

4.3. Rau chùm ngây

Trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở "phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây".

4.4. Rau sam

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

4.5. Rau răm

Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.

Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Tổng hợp

Tác giả: Tuệ Nghi