Rau cần nước có tên khoa học là Oenanthe javanica thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) rất dễ trồng dưới nước với rễ mọc quanh các mấu thân. Cây mọc thẳng, lá mọc so le và cuống lá dài từ 3 - 8 cm dạng ôm khít thân.
Theo Y học hiện đại qua nghiên cứu dược lý thì thì rau cần nước có chứa các thành phần: isorhamnetin, glucosid, quercitrin, α – tocopherol, axit chlorogenic, axit gallic, hyperin, protein, carbohydrat, chất khoáng vi lượng, magie, canxi, kali, natri. Falcarinol ở rễ và thân cây. Quả cây rau cần ta chứa khoảng 1.5% tinh dầu, chủ yếu là myristicin và phenlandren,.. Nên được đánh giá có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu.
Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học về rau cần nước vẫn còn các mâu thuẫn và chưa có kết luận chính thức. Vì thế cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn với các bằng chứng về dữ liệu trên người quy mô lớn để có thể biết được chính xác tác dụng của rau cần ta với sức khỏe là gì, ở mức độ bao nhiêu.
Dưới đây là tổng hợp một số lợi ích của rau cần nước, lưu ý nếu bạn đang có các bệnh lý sẵn có, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị trước khi ăn, để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều, lạm dụng gây phản tác dụng. Các tác dụng này mang tính chất hỗ trợ, không sử dụng để thay thế cho các biện pháp chữa bệnh.
Hàm lượng albumin có trong rau cần ta có tác dụng giúp giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Điều này cũng góp phần giảm mụn nhọt. Tuy nhiên do sống ở dưới nước nên việc ép nước từ rau cần ta để uống trực tiếp cần phải trải qua quá trình làm sạch thật cẩn thận để không nhiễm các ấu trùng giun nguy hiểm cho sức khỏe.
Đọc thêm:
+ Những mặt trái của chế độ ăn kiêng thải độc giúp thanh lọc cơ thể
+ Chế độ ăn keto có giúp bạn detox hiệu quả hơn?
Vốn bản chất là một loại rau nên rau cần giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột nên hỗ trợ giảm cân và giảm lượng mỡ thừa. Nếu đang giảm cân, bạn có thể thêm rau cần ta vào chế độ ăn hàng ngày.
Với người bị đái tháo đường thì rau cần nước có tác dụng thúc đẩy giải phóng insulin - một loại hormone vô cùng quan trọng ở người tiểu đường - ở các tế bào B đảo tụy langerhans từ đó giúp hạ đường máu.
Nhờ Isohamnetin trong rau cần ta mà loại rau này có tác dụng hỗ trợ ức chế giải phóng các loại chất gây viêm dẫn tới bệnh tật cho cơ thể.
Rau cần nước chứa flavonoid. Flavonoid đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho tế bào, chống lại sự oxy hóa của các tế bào trong cơ thể và cải thiện độ nhạy của insulin. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2020 trên The American Journal of Clinical Nutrition cho thấy rằng flavonoid có khả năng làm giảm tỷ lệ phát triển bệnh Alzheimer.
Đối với rau cần nước thì cơ chế này được chứng minh thông qua cơ chế thúc đẩy sự tăng sinh tế bào lympho T một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể).
Hoạt chất p – pinen có trong rau cần ta có công dụng long đờm, giảm ho, kháng nấm và kháng viêm. Ngoài ra, hoạt chất myrcen còn có công dụng giảm các tình trạng ho có đờm (đàm).
Đã có một số nghiên cứu trên chuột chứng minh hoạt chất dẫn phenol có trong rau cần nước có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tổn thương do virus viêm gan, gan nhiễm mỡ không do rượu hay tổn thương gan cấp gây ra.
Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để kết luận xem rau cần nước có giúp ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B ở người hay không và nếu có thì nồng độ cần là bao nhiêu.
Là loại rau xanh giàu chất xơ, ít cholesterol, ít béo, ít đường nên rau cần nước thích hợp với người bị cao huyết áp. Có thể thêm vào chế độ ăn 2 - 3 lần/tuần.
Nhờ hàm lượng sắt và phốt pho mà rau cần nước có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả. Dựa vào đó cũng có thể giúp tình trạng thiếu máu được cải thiện. Bạn có thể kết hợp rau cần nước với các loại thịt giàu chất dinh dưỡng khác như thịt lợn, thịt bò,...
Theo Đông Y thì rau cần ta có vị ngọt, cay nhẹ và tính mát; hầu hết các bộ phận của cây như thân, lá, hoa và rễ đều có giá trị ứng dụng trong y học cổ truyền. có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu, thường được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau.
- Dù sử dụng để nấu ăn hay sắc thuốc đều cần rửa rau sạch sẽ bằng nhiều lần nước và các loại máy rửa chuyên dụng. Do môi trường sống của rau cần ta là ở nước tại ao, hồ, sông, suối nên dễ bị nhiễm các ấu trùng giun sán. Có thể trần (nhúng) qua nước sôi, đem rửa lại rồi mới nấu ăn
- Không sử dụng rau cần ta nếu bạn bị nhiễm giun sán, bệnh vả nến hay bị huyết áp thấp
- Tác dụng hỗ trợ chữa bệnh ở mỗi cơ địa khác nhau sẽ khác nhau. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.