Viêm khớp dạng thấp thường gặp. Nhiều người bệnh không phát hiện sớm hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh đau cơ xương khớp thông thường.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, chiếm khoảng 0,5-2 % dân số.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.
- Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp nhỏ riêng lẻ hoặc chúng cũng có thể xuất hiện đồng thời tại khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, bệnh nhân có thể đau ở các khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm và cổ. Với các triệu chứng điển hình như:
+ Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài ít nhất 30 phút.
+ Đau – sưng đỏ khớp nhất là khi chạm vào.
- Các triệu chứng của một cơn viêm khớp dạng thấp có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ thoáng qua tới mức độ nghiêm trọng. Thời kỳ bùng phát của bệnh tăng lên thường có dấu hiệu sưng, đau, làm người bệnh khó ngủ, sức khỏe yếu dần đi. Hoặc các dấu hiệu cũng có thể dần biến mất đi khi cơn viêm đi qua.
Đau, sưng đỏ khớp khi chạm vào có thể bạn đang bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein.
- Theo năm tháng, tình trạng viêm đó sẽ làm tổn thương sụn, xương, gân và dây chằng ở gần khớp và dần dần làm biến dạng khớp.
- Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bệnh:
+ Giới nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn ở nam giới 2 -3 lần.
+ Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 40 - 60. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở nhóm tuổi trẻ, thiếu niên hoặc tuổi già.
+ Những người có người thân trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn.
+ Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.
Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Đông y chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua việc lưu thông khí huyết ở cân, cơ xương. Đông y đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can, thận để chống tái phát (ngay vệ khí cũng do thận sinh ra). Và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm phục hồi chức năng bình thường của các khớp xương.
- Theo Tây y bệnh chưa có phương pháp chữa bệnh tận gốc. Bệnh được điều trị dựa trên nguyên tắc kết hợp nhóm thuốc như giảm đau và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Khi có những đợt cấp, tiến triển nặng hơn sẽ dùng đến corticoid. Tuy nhiên tác dụng phụ của các thuốc trong nhóm glucocorticoid này rất nhiều. Thuốc có thể gây loét dạ dày, tá tràng, gây phù, tăng huyết áp do giữ natri, nước. Việc dừng thuốc đột ngột cũng có thể gây suy tuyến thượng thận cấp.
- Ngoài những tác dụng phụ hay gặp đã nêu, sử dụng thuốc giảm đau chữa bệnh viêm khớp dạng thấp còn làm tăng thải calci qua thận, giảm tái hấp thu calci ở ruột (do đối kháng với vitamin D). Vì thế làm giảm calci máu. Khi đó, cơ thể sẽ thay đổi bằng cách gây cường tuyến cận giáp để kích thích các hủy cốt bào. Calci sẽ được kéo từ xương ra, hậu quả làm xương thưa, xốp, dễ gãy. Do đó gây loãng xương ở người già; còi xương, chậm lớn ở trẻ nhỏ. Vì thế, dùng glucocorticoid kéo dài có thể gây teo cơ, xốp xương, tổ chức liên kết kém bền.
Kết hợp thuốc giảm đau và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm là cách để điều trị viêm khớp dạng thấp
- Người ta thường cân nhắc giữa cái lợi và hại thu được khi dùng các thuốc thuộc nhóm glucocorticoid này. Một nguyên tắc khi dùng thuốc là liều tối thiểu có tác dụng. Không dùng nhóm thuốc này kéo dài và không giảm liều đột ngột. Khi dùng thuốc cũng cần có sự chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa.
Tổng hợp