Răng khôn bị sâu: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Răng khôn bị sâu: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp
Răng khôn thường mọc ở vị trí khuất bên trong nên khó thể vệ sinh răng miệng dẫn đến sâu. Vậy răng khôn bị sâu có nguy hiểm hay không?

Tuy răng khôn không đóng vai trò nhiều trong việc nhai thức ăn nhưng sẽ lây sang từ từ các răng trong hàm khi gặp vấn đề. Không chỉ thế, khi răng bị sâu sẽ gây viêm nhiễm, đau đớn và mùi hôi khó chịu.

1. Nguyên nhân răng khôn bị sâu

Nguyên nhân chính của nhiều người là do trong quá trình vệ sinh răng miệng chưa đủ sạch và kỹ. Bên cạnh đó, vì thường mọc lệch, kẹt nên răng này cũng khó vệ sinh hơn các loại răng khác, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

Đồng thời, không vệ sinh kỹ lâu dần sẽ hình thành các mảng bám chứa axit phá hủy men răng và xảy ra tình trạng có các lỗ sâu li ti. Sâu răng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến răng khác như viêm lợi, viêm nha chu.

Răng khôn bị sâu có nguy hiểm hay không? Dấu hiệu và cách xử lý - Ảnh 1.

Răng hàm trên bị sâu (Nguồn: Internet)

Đọc thêm:

Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Quy trình bọc răng sứ sau khi lấy tủy

Nhổ răng ăn thịt bò được không? Chế độ dinh dưỡng sau khi nhổ răng

2. Dấu hiệu răng khôn bị sâu

Bạn sẽ khó phát hiện khi phần sâu răng chưa hình thành lỗ nhưng khi tình trạng này diễn tiến nặng hơn thì có thể quan sát dễ dàng. Dưới đây là vài dấu hiệu để nhận biết:

- Khi răng bắt đầu có các chấm đen, xám, nâu lún xuống, điều này cho biết rằng răng bắt đầu bị sâu. Do cấu trúc hàm nên răng hàm dưới dễ quan sát hơn răng hàm trên.

- Răng bắt đầu trở nên nhạy cảm ơn khi ăn các thực phẩm có tính nóng, lạnh hay chứa đường.

- Các cơn đau nhức tăng dần dù không sử dụng chức năng nhai của răng đó. Nguyên nhân bởi nếu không chữa trị vi khuẩn sẽ liên tục xâm nhập và gây viêm tủy răng.

- Hơi thở có mùi: Do răng bị mất 1 phần và lõm xuống sẽ khiến các thức ăn đọng lại, đồng thời không vệ sinh được kỹ nên không đảm bảo được sự sạch sẽ, gây hơi thở có mùi.

Răng khôn bị sâu có nguy hiểm hay không? Dấu hiệu và cách xử lý - Ảnh 2.

Ê răng cũng là dấu hiệu khi răng bị sâu (Nguồn: Internet)

3. Tác hại khi răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng như sau:

- Suy giảm sức khỏe răng miệng

Ban đầu, vi khuẩn chỉ tấn công lớp men răng tuy nhiên dần dần sẽ xâm nhập tùy nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu. Điều này không chỉ khiến xuất hiện các cơn đau nhức mà còn gây suy giảm sức khỏe răng miệng, thậm chí là mất răng.

- Gây hại hệ tiêu hoá:

Khi bị đau nhức, việc nhai sẽ trở nên khó khăn hơn nên dễ sinh ra tình trạng không muốn ăn, nhai không kỹ. Về lâu dài, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng như sa dạ dày, đau dạ dày….

- Mất ngủ:

Đau nhức dai dẳng và âm ỉ sẽ khiến người khó ngủ được. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây suy nhược cả về tinh thần và sức khỏe, khiến người bệnh cáu gắt, khó chịu…

4. Răng khôn bị sâu có nên nhổ hay không?

Trong 1 hàm, mọi người thường có đến 32 chiếc răng vì có thêm 4 răng khôn hàm trên và dưới. Vì mọc sau nên thường không đủ khoảng trống và cũng không phát triển được như bình thường nên mọc ngầm, lệch.

- Sâu răng khôn hàm trên

Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, ngầm gây ảnh hưởng đến chức năng nhai và các răng khác thì bác sĩ sẽ quyết định nên nhổ hay không? Đặc biệt trong trường hợp răng bị sâu sẽ làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh, thậm chí có nguy cơ làm mất răng số 7.

- Răng khôn hàm dưới

Cũng giống răng khôn hàm trên, tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ yêu cầu mổ vì thủ thuật yêu cầu sự tỉ mỉ, phức tạp, chính xác cao. Khi thực hiện, chân răng cũng phải đảm bảo được nhổ hết.

Răng khôn bị sâu: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp - Ảnh 4.

5. Các phương pháp nhổ răng khôn bị sâu

5.1. Nhổ bằng kìm

Nha sĩ sẽ sử dụng kìm đưa vào trong hàm và nhổ chiếc răng bị sâu. Quy trình sẽ như sau:

- Thăm khám và bác sĩ chỉ định nên nhổ hay không. Cách này sẽ áp dụng trong trường hợp răng khôn bị sâu khi vẫn trong tình trạng còn nguyên, ít vỡ và có bờ xương hàm thấp hơn phần chân răng.

- Bệnh nhân sẽ được gây tê ở phần cần nhổ.

- Sau đó nha sĩ sĩ sẽ đưa kìm vào vị trí và bóp chặt cán cầm để nhổ răng.

- Răng sẽ được tác động bằng kìm để dây chằng ở chân răng đứt.

- Bước cuối cùng là rút răng ra.

5.2. Nhổ bằng bẩy

Bên cạnh kìm, bẩy cũng là dụng cụ dùng để làm rộng ổ răng, huyệt ổ răng và làm đứt dây chằng. Kìm và bẩy có thể kết hợp sử dụng để đẩy nhanh tốc độ, hạn chế sự đau đớn cho người bệnh. Cách thức này áp dụng khi chân răng nằm ngang, bờ xương cao hơn. Quy trình như sau:

Mở nướu, tách lợi răng khôn bị sâu. Với những đối tượng khó quan sát được răng thì lợi có thể phải cắt bỏ.

Đưa bẩy vào ổ răng xoay từ bên ngoài vào trong đến chân răng đến khi rời khỏi hàm.

Sau đó, nha sĩ sẽ đưa chân răng ra ngoài.

5.3. Máy siêu âm Piezotome

Đây là phương pháp sử dụng công nghệ siêu âm hiện đại để nhổ răng khôn với ưu điểm hiện đại, an toàn, hạn chế đau. Với cách này, phần răng bị sâu sẽ được khoan bằng sóng siêu âm tần số từ 28 - 36 Khz. Mô mềm trong khoang miệng cũng không bị tổn thương do mũi khoan của máy mỏng và cũng chỉ tác động lên phần răng.

Răng khôn bị sâu có nguy hiểm hay không? Dấu hiệu và cách xử lý - Ảnh 3.

Có nhiều phương pháp nhổ răng khôn bị sâu (Nguồn: Internet)

Phương pháp nhổ răng này cũng giúp vết thương lành nhanh chóng, không ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

Để nhổ răng khôn bị sâu yêu cầu phải cần tay nghề cao vì kỹ thuật phức tạp. Chính vì thế, bạn nên chọn lựa các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám răng miệng định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường nếu có.


Tác giả: Trang Lê