Răng bị mòn mặt nhai: Nguyên nhân, khắc phục và biện pháp phòng ngừa

Răng bị mòn mặt nhai: Nguyên nhân, khắc phục và biện pháp phòng ngừa
Răng bị mòn mặt nhai nếu không kịp thời khắc phục có thể gây ra tình trạng ê nhức, lộ tuỷ và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị mòn mặt nhai?

Tình trạng răng bị mòn mặt nhai khi không kịp thời điều trị còn làm tăng nguy cơ bị viêm tuỷ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng hàm.

Vì vậy, để tránh các hậu quả do răng bị mòn mặt nhai gây ra, ngay khi phát hiện tình trạng răng bị mòn mặt nhai thì cần tìm đến bác sĩ để kịp thời thăm khám và điều trị.

1. Răng mòn mặt nhai là gì?

Có thể thấy rằng, răng bị mòn mặt nhai được biết đến là tình trạng tiếp xúc đỉnh răng bị bào mòn và tạo thành những vết lõm nông - sâu còn tùy thuộc vào mức độ mòn men răng của mỗi người.

Hiện tượng răng bị mòn mặt nhai này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể kể đến như thói quen đánh răng, chế độ ăn uống hoặc lực nhai.

2. Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai

Có thể hàm răng đang khỏe mạnh bình thường nhưng mặt nhai bị bào mòn một cách khá khó hiểu mà không rõ nguyên nhân. Dưới đây là một vài nguyên nhân cụ thể có thể làm tăng nguy cơ bị mòn mặt nhai ở răng.

- Sử dụng bàn chải quá mạnh khi đánh răng:

Không ít người có thói quen đánh răng rất mạnh tay, việc sử dụng bàn chải đánh răng để chà xát vào men răng bề mặt răng còn gây ra tình trạng răng bị bào mòn. Có thể hiểu đơn giản, tác động cơ học với thói quen đánh răng này chính là tác nhân đầu tiên khiến mặt nhai của răng bị bào mòn theo thời gian mà bạn không nhận ra.

Răng bị mòn mặt nhai: Nguyên nhân, khắc phục và biện pháp phòng ngừa - Ảnh 2.

Sử dụng bàn chải đánh răng quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Bà bầu bị đau răng phải làm sao? Cách phòng ngừa đau răng khi mang thai

- Vì sao răng sữa của bé bị mủn và 3 phương pháp khắc phục hiệu quả

- Chế độ ăn chứa nhiều axit:

Thực tế, chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Như đã biết, các loại thực phẩm giàu axit được biết đến là kẻ thù của men răng.

Axit không những làm mất màu răng mà còn là nguyên nhân gây bào mòn men răng. Do đó những người có sở thích ăn đồ chua, uống nước có gas sẽ làm tăng nguy cơ bị mòn mặt nhai cao hơn những người có chế độ ăn uống bình thường.

- Lực nhai đồ ăn quá mạnh:

Thói quen nhai đồ ăn quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến cho răng bị bào mòn trong đó có mặt nhai của răng, đặc biệt là răng hàm vì răng hàm được sử dụng nhai thức ăn là chính.

- Người bệnh trào ngược dạ dày:

Những người mắc chứng trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân khiến răng bị mòn men. Vì thế, bệnh lý này cũng là một trong những nguyên nhân khiến mặt nhai răng bị mòn mà mọi người thường không biết đến.

2. Biện pháp khắc phục răng mòn mặt nhai

Tình trạng răng mòn mặt nhai có thể ban đầu không gây ra nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên về lâu dài thì hiện tượng này có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng có thể kể đến như: lộ tuỷ, viêm tuỷ.

Do đó, ngay khi phát hiện tình trạng răng bắt đầu có dấu hiệu mài mòn hoặc nhai cảm thấy ê buốt thì người bệnh cần tìm đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để tiến hành phục hồi mặt nhai răng bằng các biện pháp như:

Răng bị mòn mặt nhai: Nguyên nhân, khắc phục và biện pháp phòng ngừa - Ảnh 3.

Trám răng là cách giúp răng bị mòn được cải thiện - Ảnh Internet

2.1. Trám răng

Trám răng cần thiết khi răng bị mài mòn. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu trám phù hợp để gắn lên bề mặt nhai nhằm tái tạo phần men răng đã bị bào mòn. Đây là biện pháp được thực hiện nhanh chóng mà không làm xâm hại răng cũng như chi phí thấp.

Tuy nhiên, độ bền của miếng trám răng không cao. Sau thời gian thì răng được trám có thể bị bong tróc miếng trám răng, đặc biệt các răng hàm nhai chính. Vì vậy, trám răng được biết đến là giải pháp khắc phục tạm thời và được thực hiện đối với những trường hợp bị mòn men răng nhẹ.

2.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một biện pháp hiện nay được biết đến là phục hình ưu việt nhất. Sau khi răng được bọc răng sứ thì không chỉ men răng được phục hồi, kèm theo đó thì thẩm mỹ của răng cũng được cải thiện đáng kể.

Hơn nữa, răng sứ có tuổi thọ tương đối dài, vì vậy sau khi thực hiện bọc răng sứ thì bạn có thể sử dụng tới hàng chục năm và nhai thoải mái như răng thật mà không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Ngay khi răng có dấu hiệu mài mòn thì cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn đồng thời có cách khắc phục kịp thời. Nếu như trần trừ càng kéo dài thì tình trạng mòn răng càng nghiêm trọng, khó điều trị, tổn thương càng lâu.

Răng bị mòn mặt nhai: Nguyên nhân, khắc phục và biện pháp phòng ngừa - Ảnh 4.

Bọc răng sứ cũng là cách giúp răng bị mài mòn - Ảnh Internet

3. Ngăn chặn tình trạng mòn mặt nhai bằng cách nào?

Sau khi biết các nguyên nhân gây ra tình trạng mòn mặt nhai thì bạn có thể lựa chọn cho mình thay đổi một vài thói quen tốt cho răng miệng và phòng tránh tình trạng mòn mặt nhai như sau:

- Hạn chế ăn các loại đồ ăn axit và đồ uống có gas.

- Thay thế bàn chải đánh răng mềm, nên đánh răng nhẹ nhàng và làm sạch răng bằng bàn chải đánh răng mềm.

- Hạn chế cọ xát bàn chải vào bề mặt răng mạnh bạo quá mức.

- Trong khi ăn uống cần có lực nhai vừa đủ. Ngoài ra, cần tránh cắn xé thức ăn quá mạnh.

Răng bị mòn mặt nhai là tình trạng có thể xảy ra do một vài thói quen tác động xấu tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cần tìm đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và nhận điều trị kịp thời.


Tác giả: Anh Dũng