Rắn hoa cỏ cổ đỏ là rắn gì mà khiến một bé gái bị cắn xuất huyết không ngừng dẫn tới tử vong?

Rắn hoa cỏ cổ đỏ là rắn gì mà khiến một bé gái bị cắn xuất huyết không ngừng dẫn tới tử vong?
Bệnh nhi là bé N.T.N.T. (15 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn, do không có huyết thanh giải độc, bé liên tục xuất huyết dẫn tới tử vong rất thương tâm.

Ngày 6/4 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng I (Tp.HCM) tiếp nhận ca bệnh nhi 15 tháng tuổi bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn ở cẳng tay có dấu hiệu xuất huyết liên tục dù đã được người nhà cầm máu.

Sau khi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang lên Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng I, đối chiếu với hình ảnh vết thương được người nhà cung cấp các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhi bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn.

Bác sĩ Phương cho biết sau khi xác định bé bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn, Bệnh viện đã liên hệ với Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Hùng cho biết nọc độc của loài rắn này chưa có huyết thanh nên chỉ điều trị hỗ trợ.

"Tắt máy, tôi rất hoang mang. Trong đầu đã tiên lượng đến điều xấu nhất. Hơn chục năm trong nghề cấp cứu nhi, chưa giờ bao giờ chúng tôi có tốc độ làm việc nhanh đến như thế. Những cuộc gọi, email trao đổi liên tục với đồng nghiệp ở các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hầu như các nước đều không có huyết thanh", bác sĩ Phương nhớ lại.

Hiện tại, chỉ có một đơn vị ở Nhật Bản đang nghiên cứu thử nghiệm huyết thanh kháng nọc độc của loài rắn này nhưng chưa thể sử dụng. Vì thế, rất đáng tiếc bé đã tử vong sau 2 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (ICU) do tình trạng ngày càng nặng, xuất huyết kéo dài. Chưa kể, bệnh nhi có tiền sử bị rối loạn đông máu.

Vào thời điểm bé tử vong, các bác sĩ nghi ngờ có dấu hiệu của xuất huyết não.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ là rắn gì mà khiến một bé gái bị cắn xuất huyết không ngừng dẫn tới tử vong? - Ảnh 1.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương Bệnh viện Nhi đồng I (Tp.HCM) khẳng định rắn hoa cổ đỏ là rắn độc.

1. Tìm hiểu về rắn hoa cỏ cổ đỏ

Rắn hoa cỏ cổ đỏ có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus), thuộc họ rắn nước. Theo tên gọi dân gian, rắn hoa cỏ cổ đỏ còn được gọi là rắn bảy màu, rắn nữ hoàng bóng đêm, rắn hoa học trò,...

Rắn hoa cỏ cổ đỏ sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc,...

Khi quan sát sẽ thấy rắn hoa cỏ cổ đỏ có những đặc điểm sau:

- Hình dáng: Chiều dài trung bình từ 77 cm - 95 cm.

- Màu sắc: đầu lưng có vảy màu xanh (màu cỏ), vảy môi trên thì có màu hơi nhạt, rãnh vảy có màu đen còn mặt bụng ở phần đầu là màu trắng đục (rắng vàng). Từ vùng cổ tới vùng da thân trước là các vảy màu đỏ.

- Không phải con nào cũng có rãnh cổ

- Quan sát thấy mắt rắn khá to, con người dạng tròn nên rất dễ bị nhầm lẫn giữa rắn có độc và rắn không có độc.

- Răng hàm trên có từ 23 - 25 cái, 2 răng sau cùng có kích thuớ lớn hơn hẳn.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương cho biết, rắn hoa cỏ cổ đỏ thường sinh sống ở trên bờ, cao nguyên. Săn mồi ở những khu vực có dòng chảy chậm như suối, ruộng, kênh,...

2. Đặc điểm nguy hiểm "quái dị" của rắn hoa cỏ cổ đỏ

Bác sĩ Phương cho biết, rấy nhiều người tưởng rẳng rắn hoa cỏ cổ đỏ không có độc do vẻ ngoài hiền lành. Thậm chí là đặc biệt khi "10 người cắn thì chỉ có 3 người bị nhiễm độc còn 7 người còn lại không có triệu chứng hay biểu hiện trúng nọc độc rắn cắn" nên rất chủ quan.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ là rắn gì mà khiến một bé gái bị cắn xuất huyết không ngừng dẫn tới tử vong? - Ảnh 2.

Nhiều người cho rằng rắn hoa cỏ cổ đỏ không có độc nên thường nuôi như thú cưng (Ảnh: Heysung)

Nói rắn hoa cỏ cổ đỏ là một loài rắn độc "quái dị" là bởi cấu tạo răng nanh có chứa nọc độc so với các loài rắn độc khác.

Ở rắn hoa cỏ cổ đỏ, răng nanh được ẩn sâu vào phía sau của các răng hàm, nên mới xuất hiện tình trạng người bị cắn không phải ai cũng nhiễm độc của chúng. Chưa kể tới, phần răng nanh chứa nọc độc được xếp tương đối gọn gàng sâu bên trong nên lại càng khó để phát hiện hơn.

Các nhà khoa học cho biết, ngoài hai răng nanh có chứa nọc độc thì rắn hoa cỏ cổ đỏ còn có tuyến nọc khác được gọi là Nuchal. Tuyến nọc này có khả năng vô cùng đặc biệt, đó là: Giữ lại những nọc độc từ con mồi mà chúng ăn thịt rồi tổng hợp lại để trở thành nọc độc của chính con rắn!.

Hay nói cách khác, thức ăn của chúng càng có độc thì nọc độc của chúng càng nguy hiểm.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ là rắn gì mà khiến một bé gái bị cắn xuất huyết không ngừng dẫn tới tử vong? - Ảnh 3.

So sánh cấu tạo rắn độc có răng nanh phía trước và phía sau. Ảnh: Thành Luân

3. Vết cắn của rắn hoa cỏ cổ đỏ nguy hiểm như thế nào?

Theo BS.Phương, tùy theo thế cắn của rắn mà người bị cắn có thể bị trúng độc hoặc không. Người bị cắn có thể không có biểu hiện gì cho tới dấu hiệu rối loạn đông máu, xuất huyết toàn thân, xuất huyết não và thậm chí là tử vong.

Trong trường hợp bệnh nhi kể trên, "Do tư thế cắn của con rắn là mở to miệng nên nọc độc bị đưa vào vết cắn".

Các nhà khoa học đánh giá, nọc độc của rắn hoa cỏ cổ đỏ còn nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong và rắn cạp nia do chưa có huyết thanh để kháng độc. Hơn nữa biện pháp lọc máu cũng không phải là cách điều trị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn triệt để, không mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người bệnh.

Cần làm gì khi bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn?

BS.Phương khuyến cáo, khi bị loài rắn này cắn thì cần nhanh chóng rửa sạch vết cắn và nhanh chóng di chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt, người nhà không được garo vết thương vì có thể gây nhiễm độc thần kinh hay đắp lá cây cầm máu do rắn cắn theo quan niệm dân gian vì có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, người nhà cũng cần ghi nhớ chính xác hình dạng của con rắn để mô tả lại cho bác sĩ biết.

Trong điều trị, do chưa có huyết thanh kháng nọc nên việc điều trị cho nạn nhân chỉ là điều trị hỗ trợ. TS. Lê Quốc Hùng cho biết, điều quan trọng là giữ bệnh nhân bình tĩnh, an thần để phòng tránh nguy cơ xuất huyết não. Để bệnh nhân nằm bất động và tránh những tác động từ bên ngoài. Với trẻ nhỏ, việc nằm bất động là khá khó nên khả năng đáp ứng điều trị sẽ kém hơn dẫn tới các biến chứng nặng nề.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ là rắn gì mà khiến một bé gái bị cắn xuất huyết không ngừng dẫn tới tử vong? - Ảnh 4.

Hình ảnh "hiền lành" dễ gây hiểu lầm của rắn hoa cỏ cổ đỏ (Ảnh: Internet)

BS. Phương cảnh báo thêm, việc ăn thịt rắn hay ngâm rượu rắn hoa cỏ cổ đỏ cũng có thể gây nguy hiểm do nọc độc rắn không bị biến đổi bởi nhiệt độ, acid hay rượu,...


Tác giả: Kim Phụng