Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể nam giới và nữ giới đều có những thay đổi rõ rệt, cân nặng tăng lên nhanh chóng dẫn đến da bị kéo căng quá mức. Khi đó, quá trình sản xuất collagen (một loại protein có khả năng liên kết mô) bị gián đoạn khiến lớp trên cùng của da xuất hiện các vết hoặc đường giống như sẹo, gọi là vết rạn da.
Rạn da là hiện tượng bình thường và phổ biến, ước tính có đến 90% số người gặp phải tình trạng này. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ gặp phải tình trạng rạn da cao hơn nam giới. Các vết rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, tuy nhiên thường tập trung chủ yếu ở vùng ngực, bụng, đùi, vai, hông và mông.
Ban đầu vết rạn da có thể xuất hiện với các màu khác nhau như đỏ, tím, hồng hoặc nâu, sờ lên vết rạn có thể thấy lõm. Theo thời gian, những vết rạn đó sẽ mờ dần đi, có màu bạc ít gây sự chú ý hoặc không thể nhìn thấy được.
Tuy nhiên, rạn da tuổi dậy thì có hết không? Theo các nhà khoa học, các vết rạn da không có khả năng tự biến mất. Tuy nhiên, có những cách mà bạn có thể thực hiện để làm giảm khả năng xuất hiện của chúng hoặc khiến các vết rạn đó ít gây chú ý hơn, chẳng hạn như:
- Sử dụng kem che khuyết điểm
- Dùng kem bôi trị rạn da
- Mặc quần áo dài tay để che đi những vùng bị rạn,...
Những cách trên chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu muốn làm các vết rạn da biến mất hoàn toàn cần có sự can thiệp của bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ với những phương pháp hiện đại như sử dụng tia laser,...
Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và vẫn có rủi ro nhất định nên không được khuyên áp dụng cho lứa tuổi thanh thiếu niên do cơ thể chưa phát triển toàn diện, các vết rạn mới vẫn có thể xuất hiện và khả năng rạn da tuổi dậy thì tự mờ dần theo thời gian vẫn có thể xảy ra.
Đọc thêm:
- Bị nấm da kiêng ăn gì? Những thực phẩm người bị nấm da đầu không nên ăn
- Chưa dậy thì quan hệ có thai không?
Khi đã gặp phải tình trạng rạn da, khả năng làm các vết đó biến mất hoàn toàn khó, có thể mất nhiều thời gian và tốn kém. Tuy nhiên, khi chưa gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp gợi ý sau đây để ngăn ngừa rạn da kịp thời.
- Kiểm soát cân nặng
Một trong những biện pháp hữu ích nhất giúp ngăn ngừa rạn da đó là duy trì cân nặng hợp lý. Hãy có một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng của bản thân bạn nhé!
- Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp giữ cho làn da của bạn luôn mềm mại, làm giảm nguy cơ rạn da do da mềm không có xu hướng bị rạn da nhiều như da khô. Do đó, bạn nên uống đủ 2-3 lít nước một ngày để có một làn da khỏe mạnh.
- Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng
Rạn da cũng có thể xuất hiện nếu bạn thiếu dinh dưỡng ở một số vùng nhất định. Vì vậy, hãy đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm các loại thực phẩm giàu: vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm và chất đạm.
- Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc giữ làn da của bạn chắc khỏe và có tính đàn hồi. Protein này không chỉ làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn mà còn giúp ngăn ngừa rạn da.
Do vậy, hãy bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn để tăng năng suất sản xuất collagen của cơ thể. Vitamin C có nhiều ở các loại trái cây như cam, chanh và rau củ,...
- Tăng cường vitamin D
Theo một số nghiên cứu, việc tăng cường bổ sung vitamin D có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da. Cách dễ nhất để có được vitamin D là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin này cũng có ở các loại thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa như sữa hoặc sữa chua.
- Ăn thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe làn da, giúp giảm viêm và đóng một vai trò trong quá trình chữa lành vết thương. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng về mối liên hệ giữa kẽm và vết rạn da, nhưng bao gồm các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như các loại hạt và cá, có thể giúp giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh.
Chắc hẳn đến đây bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “rạn da tuổi dậy thì có hết không?” Rạn da không thể biến mất hoàn toàn, nhưng bạn có thể áp dụng các biện pháp làm chúng bớt gây chú ý hơn. Ở tuổi dậy thì bạn không nên sử dụng phương pháp điều trị rạn da do cơ thể chưa phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, khi trưởng thành nếu những vết rạn da bạn gặp phải vẫn “làm phiền”, bạn có thể điều trị chúng bằng các phương pháp hiện đại giúp bản thân tự tin hơn.
Nguồn tham khảo: