Quy trình tầm soát ung thư thanh quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Quy trình tầm soát ung thư thanh quản
Khi đi kiểm tra, đánh giá tầm soát ung thư thanh quản bạn cần chuẩn bị những gì, trải qua những xét nghiệm nào và cần dự phòng kết luận như thế nào?

1. Trước khi làm tầm soát ung thư thanh quản

Tầm soát ung thư thanh quản hay chẩn đoán ung thư nói chung là quá trình tìm ra nguyên nhân của một vấn đề về sức khỏe. Đối với tầm soát ung thư thanh quản thường xảy ra khi bạn đang gặp phải một số dấu hiệu bất kì ở đường hô hấp nói chung hay thanh quản nói riêng.

Khi tới thăm khám bác sĩ bạn sẽ được bác sĩ hỏi về những dấu hiệu của cơ thể mà bạn thấy bất thường sau đó sẽ cho bạn làm một bài kiểm tra đánh giá thể chất. Sau đó bác sĩ mới giới thiệu bạn tới một bác sĩ chuyên khoa để làm đánh giá sâu hơn.

Quy trình tầm soát ung thư thanh quản có thể kéo dài và làm cho bạn cảm thấy bực bội kèm theo lo lắng nhưng hãy cố gắng ghi nhớ rằng có những vấn đề về bệnh lý khác cũng sẽ gây ra những triệu chứng tương tự với ung thư thanh quản. Điều quan trọng là các bác sĩ sẽ loại trừ những lý do khác có thể gây ra những biểu hiện đó trước khi chẩn đoán bạn bị ung thư thanh quản.

Vì thế mà trước khi cần phải thực hiện những kiểm tra trong tầm soát ung thư thanh quản bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện những kiểm tra loại trừ hoặc cũng có thể làm kiểm tra chẩn đoán tầm soát ung thư thanh quản luôn để có thể tìm kiếm tế bào ung thư và giai đoạn bệnh. Ngoài ra thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng sức khỏe chung của bạn và dựa vào đó giúp bạn lập kế hoạch điều trị.

Tiền sử sức khỏe bản thân và khám sức khỏe

Trước khi tầm soát ung thư thanh quản bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một bản ghi chép về tình hình sức khỏe của bản thân bao gồm những triệu chứng, những vấn đề bệnh lý mà bạn từng gặp phải trong quá khứ trước đây. Các bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi sau:

- Có những dấu hiệu nào gợi ý liên quan tới ung thư thanh quản không

- Bạn có từng hút thuốc lá và uống rượu không?

- Bạn có từng tiếp xúc với hóa chất bao gồm amiăng hoặc axit sulfuric không? ở môi trường sống? ở môi trường làm việc?

- Gia đình bạn từng có tiền sử về bệnh ung thư không?

Kiểm tra thể chất

Sau khi thăm khám tiền sử bệnh tật của bạn thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm một bài kiểm tra thể chất để tìm kiếm bất cứ một dấu hiệu nào gợi ý tới ung thư thanh quản. Trong quá trình kiểm tra thể chất trước khi tầm soát ung thư thanh quản các bác sĩ có thể quan sát những dấu hiệu sau:

- Sự xuất hiện của bất cứ khối u nào

- Biểu hiện sưng hoặc mở rộng của các hạch bạch huyết ở cổ

- Kiểm tra dấu hiệu sưng hoặc có những cục bên trong miệng, trong má, hay môi, sàn miệng và gốc lưỡi, tới vòm họng và cổ họng

- Kiểm tra mũi và tai.

2. Bắt đầu tầm soát ung thư thanh quản

Bắt đầu tầm soát ung thư thanh quản bạn sẽ được chỉ định lần lượt thực hiện các xét nghiệm chính và xét nghiệm bổ sung sau khi phát hiện có sự xuất hiện của tế bào ung thư thanh quản. Cụ thể như sau:

- Xét nghiệm ban đầu trong tầm soát ung thư thanh quản:

+ Nội soi bao gồm nội soi gián tiếp và nội soi trực tiếp

+ Chụp CT cắt lớp

+ Sinh thiết tế bào

- Xét nghiệm bổ sung sau khi thấy dấu hiệu của tế bào ung thư thanh quản:

+ CT scan

+ Chụp cộng hưởng từ MRI

+ Chụp PET/CT

+ Xét nghiệm máu

+ Ultrasound scan

+ X-quang ngực

+ Các bài kiểm tra về nói, nuốt.

3. Kết thúc tầm soát ung thư thanh quản và đánh giá 

Sau các bài kiểm tra tầm soát ung thư thanh quản thì các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kết quả tầm soát ung thư thanh quản của bạn về mức độ và giai đoạn bệnh như thế nào từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đánh giá sau chẩn đoán ung thư thanh quản chia như sau:

- Giai đoạn T được chia thành các mức từ 1 đến 4. Những khối u nhỏ đang giới hạn ở một phần của thanh quản thì được mô tả là khối u T1; còn những khối u đã phát triển tới ngoài thanh quản được mô tả là T4.

- Giai đoạn N được chia thành các mức từ 0 đến 3. Trong đó N0 là giai đoạn các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư; còn giai đoạn N2 - N3 là giai đoạn có 1 hoặc nhiều hơn 1 các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.

- Giai đoạn M được đưa ra là M0 hoặc M1. M0 có nghĩa là ung thư chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể và M1 có nghĩa là đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra thì còn có 3 loại ung thư khác từ 1 tới 3 được sử dụng trong việc mô tả ung thư thanh quản. Với ung thư ở cấp thấp, ví dụ như ung thư thanh quản độ 1 sẽ có xu hướng phát triển chậm hơn và cũng ít có khả năng lây lan. Còn với ung thư cấp độ cao hơn, ví dụ như ung thư thanh quản cấp đọ 3 thì có tốc độ phát triển nhanh chóng và nhiều nguy cơ lây lan.

Nguồn dịch:

1. https://www.cancer.ca/en/cancer-information/cancer-type/laryngeal/diagnosis/?region=on

2. https://www.nhs.uk/conditions/laryngeal-cancer/diagnosis/


Tác giả: Thắng Lê