Việc xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B có thể được bác sỹ yêu cầu khi bạn có những dấu hiệu viêm gan cấp tính. Bệnh nhân viêm gan mạn tính cũng thường được chỉ định xét nghiệm định kỳ 6 tháng/lần để xác định liệu trình điều trị có phù hợp hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động xét nghiệm sau một số trường hợp như:
- Tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân viêm gan B (máu, huyết tương, tinh dịch, dịch âm đạo thông qua vết thương hở hoặc quan hệ tình dục không an toàn)
- Du lịch hoặc sinh sống ở những nơi có nguy cơ viêm gan B cao
- Người lọc máu thận hoặc bị bệnh thận
- Trước khi đăng ký hiến máu, mô, nội tạng hay tinh dịch.
- Trước khi làm kiểm tra
Thường thi trước khi làm xét nghiệm kiểm tra viêm gan B thì bạn không cần phải chuẩn bị gì. Với những băn khoăn hay thắc mắc về xét nghiệm kiểm tra viêm gan B mà bạn chuẩn bị phải làm thì có thể trao đổi với bác sĩ để được giải đáp.
Khi lấy máu bạn nên mặc áo rộng, co giãn tốt, không bó ép cơ thể phục vụ cho việc lấy máu được dễ dàng.
- Quy trình kiểm tra
Khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra viêm gan B, chuyên viên y tế lấy mẫu máu của bạn sẽ:
+ Quấn một dây đàn hồi (garô) xung quanh phần trên cánh tay mục đích ngăn chặn việc lưu thông máu và làm cho những mạch máu ở phái dứoi vòng sẽ to ra tạo điều kiện cho việc đưa kim lấy máu vào mạch máu dễ dàng hơn
+ Lau sạch vùng dự định chọc tĩnh mạch lấy mẫu máu bằng cồn
+ Đưa kim vào trong mạch máu. Tuỳ vào thao tác của y tá và trường hợp cụ thể mà việc đưa kim vào tĩnh mạch lấy máu phải thực hiện bao nhiêu lần
+ Kéo nòng ống xilanh để lấy máu ra
+ Tháo garô khỏi cánh tay khi đã thu thập đủ lượng máu.
+ Đặt một miếng gạc hay bông gòn lên vùng vừa được lấy máu sau khi kim rút ra. Ép lên vùng lấy máu và dán băng cá nhân lên.
Xét nghiệm máu kiểm tra viêm gan B khá đơn giản và nhanh chóng, thường được thực hiện để xác định người bệnh có bị viêm gan B hay không. Một mẫu máu của bạn bao gồm 3 kiểm tra:
- HbsAg (Hepatitis B surface antigen – kháng nguyên bề mặt viêm gan B): kết quả âm tính tức bạn chưa mắc bệnh, dương tính nghĩa bạn đã nhiễm virus viêm gan B
- HBsAb (Hepatitis B surface antibody – kháng thể kháng bề mặt viêm gan B): Xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch với viêm gan B. Xét nghiệm dương tích có người người bệnh đã miễn dịch với viêm gan B
- HBcAb (Hepatitis B core antibody – kháng thể kháng lõi viêm gan B): kháng thể này sinh ra rất sớm và tồn tại suốt đời. Xét nghiệm này là để đánh giá bệnh nhân đã phơi nhiêm virus viêm gan B hay chưa.
Kết quả của cả 3 xét nghiệm này điều cần thiết để chẩn đoán trình trạng bệnh của bạn. Hãy yêu cầu 1 bản sao kết quả xét nghiệm máu của bạn để bạn hiểu đầy đủ xét nghiệm nào âm tính hay dương tính và hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.
- Sau khi kiểm tra
Việc quấn băng đàn hồi ở cánh tay trên có thể sẽ khiến bạn hơi khó chịu nhưng việc này sẽ làm giảm cảm giác đau khi đưa kim vào tĩnh mạch. Sau khi lấy máu kiểm tra viêm gan B xong bạn có thể uống sữa hoặc ăn bánh mì để cảm thấy thoải mái hơn và chờ lấy kết quả của bác sĩ.
Sau khi kiểm tra viêm gan B bằng xét nghiệm máu cho kết quả HBsAg dương tính thì bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm kiểm tra viêm gan B khác mục đích xác định tình trạng phát triển của virus viêm gan B đang tiến triển hay như thế nào và có định hướng điều trị phù hợp.
Các xét nghiệm kiểm tra viêm gan B bổ sung có thể là:
Siêu âm và sinh thiết là bước tiếp theo nếu bạn đã bị chẩn đoán là viêm gan B. 2 xét nghiệm này dùng để xác định, đánh giá mức độ tổn thương của gan và tầm soát các biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả ung thư gan. Khi bạn làm sinh thiết gan, bác sĩ sẽ lấy một mẫu gan nhỏ bằng cách dùng một cây kim mỏng, mẫu gan đó sẽ được chuyển sang phòng thí nghiệm để tiết hành xét nghiệm.
Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm rất quan trọng với người bị viêm gan. Bác sĩ sẽ biết được số lượng enzyme gan tạo ra, nồng độ men gan và xác định chức năng của gan có bình thường hay không.
Nhìn chung quy trình kiểm tra viêm gan B ở mỗi cơ sở có thể có những điểm khác biệt nhất định nhưng về cơ bản thì sẽ bao gồm các bước như trên. Người xét nghiệm không cần lo lắng quá nhiều mà hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn chỉ thực hiện xét nghiệm máu nhanh kiểm tra viêm gan B, chi phí sẽ giao động từ 50.000 - 150.000 VNĐ tùy từng bệnh viện. Tuy nhiên sau khi xác định dương tính với viêm gan B, bạn nên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Chi phí lúc này sẽ là khoảng vài trăm ngàn đến 2 triệu đồng.
Việc làm xét nghiệm kiểm tra viêm gan B không nguy hiểm nhưng việc lấy máu có thể khiến bạn gặp một số biến chứng hay tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Vùng chọc kim lấy máu có xuất hiện vết bầm. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể đè bông gạc mà y tá đưa cho bạn sau khi lấy mẫu máu dùng để kiểm tra viêm gan B và đè vào khu vực chọc kim.
- Tĩnh mạch của bạn có thể bị sưng phồng lên. Tĩnh mạch phồng lên là một phản ứng không mong muốn, lúc này chườm nóng vài ngày có thể giảm sưng rồi biến mất.
- Chảy máu nhiều không cầm lại được: nguyên nhân của vấn đề này có thể là người xét nghiệm bị tình trạng máu khó đông hoặc một vài loại thuốc chống đông máu đang được sử dụng. Lúc này hãy thông báo ngay cho bác sỹ để xử lý kịp thời.