Thời gian thực hiện quy trình ghép gan này trung bình là 7 đến 8 giờ và có 3 thì chính, bao gồm:
Thì bóc tách và chuẩn bị cho cắt bỏ gan bệnh lý:
Ở giai đoạn này, quy trình ghép gan sẽ là bác sĩ mở bụng đường hạ sườn 2 bên (có mở thêm đường trắng giữa bên rốn), bóc tách cuống gan, buộc ống mật chủ và các mạch máu càng sát gan càng tốt. Sau đó bóc tách tĩnh mạch chủ trên và dưới gan.
Thì ghép gan mới:
Lúc này, bác sĩ sẽ cặp tĩnh mạch chủ trên và dưới gan, tĩnh mạch cửa, cắt và lấy gan bệnh lý ra. Nhanh chóng sử dụng bơm nối tắt tĩnh mạch – tĩnh mạch (veno-venous bypass) dẫn máu tĩnh mạch từ hệ thống cửa (qua tĩnh mạch cửa) và từ nửa dưới cơ thể qua tĩnh mạch đùi hay chậu) đổ vào tĩnh mạch nách hay dưới đòn.
Bơm này giúp cải thiện tuần hoàn túi mật, tránh tăng áp lực tĩnh mạch thận, hạn chế mất máu, tránh tổn thương ruột do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Theo B. Descottes – 1995, nếu phẫu tích thắt và cắt chỗ hợp lưu của tĩnh mạch trên gan vào tĩnh mạch chủ thì không phải thắt tĩnh mạch chủ và không cần dùng bơm tĩnh mạch.
Nối các mạch máu theo trình tự trong quy trình ghép gan như: tĩnh mạch chủ trên gan, tĩnh mạch chủ dưới gan, tĩnh mạch cửa, động mạch gan. Trước đó rửa lại dung dịch UW ở trong gan bằng dung dịch albumin 5% - 500ml qua tĩnh mạch cửa.
Thì tháo máu vào gan và nối đường mật:
- Tháo các kẹp mạch máu, kiểm tra chảy máu, bỏ bơm nối tắt TM-TM, giữ ấm cho bệnh nhân.
- Tái tạo đường mật bằng nối tận tận OMC – OMC với ống dẫn lưu Kehr hoặc nối OMC với hỗng tràng tận bên kiểu Roux en Y. Phương pháp này có tỷ lệ thành công là 90% hạn chế rõ mật và nhiễm khuẩn sau mổ.
Ghép gan phụ (auxiliary liver transplantation):
Ghép gan phụ khác vị trí (auxiliary heterotopic liver transplantation): gan ghép được đặt ở 1/2 bụng phải hoặc hố lách, chậu hông.
- Ưu điểm: Tránh phải cắt gan cũ, trong bệnh lý suy gan có thể gan cũ sẽ phục hồi chức năng. Ngoài ra trong gan cũ còn chứa các yếu tố trong gan.
- Nhược điểm: có thể còn khả năng phát triển ung thư ở gan cũ đã bị xơ.
Ghép gan phụ đúng vị trí (auxiliary orthotopic liver transplantation): sau khi cắt bỏ thùy bên trái gan cũ, sẽ thực hiện quy trình ghép gan thùy bên trái mới vào đúng vị trí cũ.
- Chỉ định quy trình ghép gan phụ sẽ chủ yếu được áp dụng cho bệnh lý suy gan cấp và bệnh lý thiếu hụt men. Ghép gan lấy từ người sống thân thuộc (living related liver transplantation) và là phương pháp tốt cho những trẻ em bị viêm gan tối cấp. Thông thường sẽ lấy gan từ cha mẹ và sử dụng thùy bên trái (gồm hạ PT II & III) vì có đường mật và mạch máu riêng biệt.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: người cho khỏe mạnh, được đánh giá tốt về chức năng, thời điểm ghép là tối ưu cho người nhận, mổ phiên chứ không phải là cấp cứu. Nhưng cũng có một số hạn chế nhất định.
Ghép một phần của gan (thường áp dụng cho trẻ em):
Từ 1 gan người cho có thể chia ra để ghép cho 2 người nhận nhỏ tuổi. Tuy nhiên, quy trình ghép gan này sau mổ hay gặp biến chứng chảy máu, biến chứng về mật, mất chức năng tạng ghép... và kết quả thường thấp hơn. Tthời gian sống 1 năm sau ghép là 75% so với 85% nếu ghép toàn bộ gan.
Sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân sẽ được chuyển tới khoa Hồi sức tích cực (ICU) – và bệnh nhân sẽ được theo dõi liệu cơ thể có xuất hiện biến chứng hậu phẫu hay không. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ chuyển người bệnh sang một khu vực riêng. Ở đó, các chuyên gia bao gồm bác sĩ và y tá với chuyên môn cao về cấy ghép nội tạng sẽ giúp kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép gan, chẳng hạn như nhiễm trùng, đông máu trong gan hoặc gan vẫn chưa có đủ khả năng hoạt động bình thường. Thời gian nhập viện sẽ kéo dài từ 2 – 3 tuần đến một tháng.
Khi đã xuất viện, bệnh nhân đã thực hiện quy trình ghép gan vẫn cần đi tái khám định kì để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như chức năng gan. Các vấn đề được quan tâm chủ yếu bao gồm:
- Thải ghép.
- Bệnh gan tái phát.
- Biến chứng ung thư.
- Biến chứng thông thường như cao huyết áp, nhiễm trùng, tiểu đường, cholesterol cao…