Quy trình chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Quy trình chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi
Quy trình chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi muốn chính xác cần phải được thực hiện tại bệnh viện theo các bước như thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng,... Đọc kết quả xét nghiệm cũng cần phải được thực hiện chặt chẽ sau khi tầm soát.

Ung thư lưỡi là một loại ung thư bắt đầu trong các tế bào của lưỡi, và có thể gây ra các tổn thương hoặc khối u trên lưỡi của bạn, nó là một loại ung thư đầu và cổ. Bệnh ung thư lưỡi có thể xảy ra ở mặt trước của lưỡi (được gọi là ung thư lưỡi miệng), hoặc nó có thể xảy ra ở đáy lưỡi, gần nơi bám vào đáy miệng (được gọi là ung thư vòm họng).

Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất. 

Quy trình chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi muốn chính xác cần phải được thực hiện tại bệnh viện theo các bước như thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng,... Đọc kết quả xét nghiệm cũng cần phải được thực hiện chặt chẽ sau khi tầm soát.

Quy trình chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi được thực hiện như thế nào?

1. Thăm khám lâm sàng thông qua kiểm tra thể chất

Để chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi, trước tiên bác sĩ sẽ lấy thông tin tiền sử bệnh của bệnh nhân. Họ sẽ hỏi bạn về bất kỳ tiền sử ung thư trong gia đình hoặc cá nhân bạn.  Bác sĩ cũng sẽ hỏi những vấn đề như có hút thuốc hay uống rượu không và uống bao nhiêu, đã bao giờ xét nghiệm dương tính với virus HPV chưa?

Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ trong khoang miệng của bạn để tìm dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi, chẳng hạn như các vết loét không lành. Họ cũng sẽ xem xét các hạch bạch huyết gần đó để kiểm tra tình trạng sưng.

Chuyên gia ung thư sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng, bao gồm:

- Khám sức khỏe tổng quát.

- Thảo luận về lịch sử y tế cá nhân và gia đình.

- Thảo luận về các triệu chứng và yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, để xác nhận chẩn đoán, các bác sĩ, chuyên gia có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm để chắc chắn hơn về kết quả.

2. Tiến hành các phương pháp bổ sung khi nghi ngờ có dấu hiệu ung thư lưỡi

Khi nghi ngờ bạn thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư lưỡi dựa vào tiền sử, thăm khám thể chất trước đó thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một hoặc một vài các xét nghiệm bổ sung quan trọng sau, số lượng xét nghiệm phải thực hiện tùy thuộc vào mức độ nghi ngờ.

- Nội soi thanh quản

Đôi khi các bác sĩ sẽ sử dụng ống soi thanh quản (một ống mỏng, linh hoạt với máy ảnh được chiếu sáng), được đưa qua mũi hoặc miệng để nhìn gần hơn vào cổ họng ở đáy lưỡi. Trong cùng lúc theo dõi trên màn hình, các bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ để lấy mẫu mô từ bất kỳ khu vực đáng ngờ nào, nếu cần thiết.

- Nuốt barium 

Bệnh nhân sẽ nuốt barium lỏng - một chất xuất hiện trên tia X và sau đó chụp X-quang. Nuốt barium có thể cho thấy sự bất thường trong cổ họng và đánh giá được tình trạng nuốt của bệnh nhân.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT)

CT sử dụng tia X chuyên dụng có hoặc không có chất tương phản để tạo ra hình ảnh 3D cắt ngang của khu vực miệng và cổ họng.

- Quét cộng hưởng từ (MRI)

MRI sử dụng sóng radio và nam châm mạnh, có hoặc không có chất tương phản, để tạo ra hình ảnh chi tiết của miệng và cổ họng. Phương pháp MRI cũng có thể cho thấy liệu bệnh ung thư lưỡi đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hay chưa.

- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một lượng nhỏ vật liệu phóng xạ và máy ảnh đặc biệt để kiểm tra. Phương pháp quét PET tạo ra hình ảnh rất chi tiết có thể phát hiện các tế bào ung thư một cách chính xác.

- Sinh thiết

Các bác sĩ, chuyên gia sẽ lấy một mẫu mô nhỏ bằng cách sử dụng kim hoặc bàn chải nhỏ để thu thập các tế bào từ một khu vực đáng ngờ. Một nhà nghiên cứu bệnh học phân tích các tế bào dưới kính hiển vi để kiểm tra nhiễm trùng HPV và các dấu hiệu ung thư.

3. Chẩn đoán sau các xét nghiệm

Sau khi thực hiện các xét nghiệm thăm khám cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn biết về kết quả của mình, rằng bạn có đang bị ung thư lưỡi hay không và nếu bị thì đang ở giai đoạn nào. Trên thực tế vẫn có những bệnh nhân gặp dấu hiệu tiền ung thư lưỡi thì bạn có thể được hẹn tái khám và theo dõi định kỳ trong các lần tiếp theo.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/oral-cancer/tongue-cancer

https://utswmed.org/conditions-treatments/base-tongue-cancer/


Tác giả: Thúy Nga