Quản lý rối loạn cương dương sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Quản lý rối loạn cương dương sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt
Sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt người bệnh có thể gặp phải những biến chứng liên quan tới rối loạn cương dương hay còn gọi là ED. Rối loạn cương dương ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt tình dục của bệnh nhân.

Để có đời sống tình dục tốt sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt thực chất không khó. Đối với chứng rối loạn cương dương người bệnh có thể giải quyết bằng các loại thuốc cương cứng theo đơn, thuốc dạng tiêm, dương vật giả hoặc sử dung máy hút chân không, áp suất âm (negative pressure) để kéo máu vào dương vật,... Bên cạnh đó thì người bệnh cũng cần một đối tác (bạn tình) luôn thấu hiểu và giúp đỡ.

Dưới đây là một vài phương pháp quản lý tình trạng rối loạn cương dương sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Lưu ý, người bệnh cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn được phương pháp trị liệu phù hợp với tình trạng của bản thân.

1. Sử dụng thuốc uống trong quản lý rối loạn cương dương

Thuốc ở đây được kê theo đơn, bao gồm các chất ức chế Phosphodiesterase-5 (PDE5) chẳng hạn như Sidenafil (Viagra), vardenafil (Levitra) và tadalafil (Cialis) là những loại thuốc có thể giúp cương cứng.

Các nhóm thuốc này sẽ không có hiệu quả nếu như cả hai dây thần kinh kiểm soát tình trạng cương cứng dương vật bị cắt bỏ hoặc bị tổn thương nghiêm trọng sau phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến. Cũng giống như các loại thuốc khác thì nhóm thuốc quản lý rối loạn cương dương này cũng có những tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, đau đầu, nóng bừng, kích ứng dạ dày, nhạy cảm với ánh sáng, nghẹt (ngạt) mũi hoặc chảy nước mũi.

Một tác dụng phụ hiếm gặp khác là gây ra các vấn đề về thị lực, thậm chí là mù mắt. Các loại thuốc khác như nitrat - thuốc sử dụng trong điều trị bệnh tim có thể gây ra các phản ứng phụ nếu như sử dụng cùng với thuốc ức chế PDE5.

Do vậy cần phải thông báo cho bác sĩ của bạn biết được các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

2. Sử dụng thuốc dạng tiêm Alprostadil

Đây là một phiên bản nhân tạo của prostaglandin E1. Chất này được tạo ra tự nhiên trong cơ thể và có thể kích thích sự cương cứng.

Khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được tiêm trực tiêm và gốc dương vật trong thời gian từ 5 đến 10 phút trước khi giao hợp hoặc có thể đặt vào đầu dương vật dưới dạng thuốc đạn (giống như thuốc đặt âm đạo, hậu môn,...). Bệnh nhân có thể xem xét tới việc tăng liều để kéo dài sự cương cứng. Tuy nhiên tăng liều cần phải thông qua ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ của loại thuốc này là đau, chóng mặt, cương cứng kéo dài,.. tuy nhiên chúng thường không nghiêm trọng.

3. Máy hút chân không (Vacuum devices )

Giống như một chiếc máy bơm, hay đúng ra là máy hút, tạo nên chân không, áp suất âm (negative pressure) để kéo máu vào dương vật để hỗ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt giải quyết vấn đề rối loạn cương dương.

Cơ chế hoạt động của chiếc máy này như sau: đặt máy hút lên dương vật, không khí sẽ được hút ra bên ngoài và máu sẽ được kéo vào dương vật để tạo ra sự cương cứng. Sau khi bơm thì sự cương cứng sẽ được duy trì nhờ vòng cao su ở gốc dương vật. Sau khi quan hệ, vòng cao su này sẽ được tháo ra để dương vật trở về trạng thái bình thường.

4. Cấy ghép dương vật

Cấy ghép dương vật có thể là một lựa chọn để quản lý rối loạn cương dương sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt để khôi phục được khả năng cương cứng nếu như các biện pháp khác không có tác dụng.

Một trong những phương pháp cấy ghép dương vật có thể là sử dụng thanh silicone hoặc gắn thiết bị có khả năng bơm hơi. Cụ thể:

- Semi-rigid, malleable prosthesis: luôn ở mức nửa cứng nửa mềm, "xếp" lại được.

- Inflatable Penile Prosthesis (IPP) loại bơm lên lúc dùng và xẹp xuống lúc không cần, điều khiển bằng một quả lê bơm dấu trong bìu, bơm nước muối từ trong một bể chứa giấu trong bụng bệnh nhân. Có thể mặc quần tắm, quần jeans. 


Nguồn dịch: https://www.cancer.org/cancer/prostate-cancer/treating/surgery.html

Tác giả: Phạm Thanh