Theo hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) và hiệp hội nội tiết và ĐTĐ Việt Nam (VADE) điều trị ĐTĐTK dựa vào 3 trụ cột chính. Tất cả các phương pháp điều trị lựa chọn đều đảm bảo không có nguy cơ gây hạ đường huyết trên thai phụ. Trong đó:
Thời gian luyện tập được khuyến khích đi bộ thường khoảng từ 20~30 phút sau bữa ăn là thích hợp nhất và đảm bảo nhịp tim không quá 140 lần /phút.
Là lựa chọn ưu tiên trong việc điều trị đái tháo đường thai kỳ, phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng thức ăn và cách chia nhỏ bữa ăn. Bữa ăn của thai phụ được khuyến cáo phải đầy đủ các thành phần bao gồm (carbohydrat, protid, lipid, một số khoáng chất và vitamin khác….).
Tỷ lệ được khuyến cáo là 40~50% carbohydrat, 20~30% protid, 30% lipid. Như vậy, thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn không khác gì lúc bình thường nhưng nó phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần cho sự phát triển của thai nhi.
Uống từ 6~8 ly nước trong ngày. Chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa ăn lớn như bình thường. Thai phụ phải chia số lượng thức ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ (ăn lót). Kiểu ăn này giúp giảm đỉnh cao nồng độ đường huyết nhưng không làm thay đổi tổng số calorie cần cung cấp trong ngày của thai phụ.
Thuốc viên: trên thế giới có 1 số quốc gia áp dụng dùng trên thai phụ đái tháo đường thai kỳ. Nhưng tại Việt Nam thuốc viên không được khuyến cáo, bởi vì chưa có những nghiên cứu sâu rộng về hạ đường huyết trên thai phụ và dị tật trên thai nhi.
Insulin: nếu thai phụ áp dụng chế độ ăn không đạt được đường huyết mục tiêu trong vòng 1~2 tuần thì lập tức chuyển sang điều trị bằng insulin. Hoặc thai phụ siêu âm có trọng lượng thai lớn hơn so với tuổi thai. Tại Việt Nam, Insulin được ưu tiên lựa chọn.
Trong đó Insulin có nguồn gốc người được ưu tiên sử dụng (Mixtard, Actrapid, Insulatard). Đối với Insulin analog (insulin tổng hợp Lispro, Novomix, Humalog, Detemir) cũng được khuyến cáo sử dụng nhưng không phải lựa chọn ưu tiên.
Thai phụ đái tháo đường thai kỳ trên nguyên tắc thiết lập điều trị phù hợp với từng thai phụ (cá thể hóa điều trị).
Đây là phương pháp tốn kém và phức tạp được áp dụng ở một số nước tiên tiến. Tại Việt Nam, phương pháp này chưa được hướng dẫn, áp dụng.
Theo dõi ĐH đói, ĐH trước ăn và ĐH 2 giờ sau ăn sử dụng bằng máy đo đường huyết cá nhân. Đây là phương pháp tối ưu và hiệu quả giúp thai phụ điều chỉnh lượng thức ăn hoặc điều chỉnh liều insulin thích hợp cho từng bữa ăn, giúp kiểm soát tốt đường huyết mục tiêu. Lưu ý giá trị đường huyết đo lúc đói và sau ăn chỉ mang ý nghĩa giá trị của nồng độ đường huyết tại thời điểm đo, và không có ý nghĩa đánh giá mức đường huyết lâu dài của thai phụ.
Được ADA khuyến cáo sử dụng đo mỗi tháng 1 lần. Xét nghiệm này có giá trị cao trên bệnh nhân ĐTĐ nhưng tỏ ra kém hiệu quả trong việc theo dõi kiểm soát đường huyết trên thai phụ ĐTĐTK.
Bởi vì ĐTĐTK xảy ra chủ yếu ở 3 tháng cuối thai kỳ, cần theo dõi điều trị ngắn ngày 2~3 tuần, thậm chí 1 tuần ở cuối thai kỳ. Xét nghiệm này lại tỏ ra không thích hợp trong theo dõi ngắn ngày trong khoảng 2~3 tuần. HbA1c chỉ được dùng trong chẩn đoán ĐTĐTK.
Cho phép bác sỹ đánh giá được mức độ dao động của đường huyết trong thời gian ngắn hạn của điều trị, mà HbA1c không thể hiện được.
Tất cả các nghiên cứu lớn trên thế giới đều nhấn mạnh vai trò của việc kiểm soát đường huyết gắn liền với những lợi ích to lớn trên kết cục sinh và sau sinh trên mẹ và con. Ngày nay chăm sóc thai phụ ĐTĐTK cần được cá thể hóa điều trị. Điều này phụ thuộc vào tổ chức hệ thống y tế, nguồn lực kinh tế của từng quốc gia.
Hệ thống y tế chăm sóc bao gồm bác sỹ nội tiết, bác sỹ sản khoa, chuyên gia dinh dưỡng, y tá và đội ngũ tư vấn viên có chứng chỉ đào tạo.
Về phần thai phụ ĐTĐTK cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Có nhận thức và mức độ quan tâm cao đối với bệnh của chính mình, được học hỏi và có kiến thức về dinh dưỡng, cách sử dụng insulin và các bước sử dụng máy theo dõi đường huyết cá nhân theo hướng dẫn của bác sỹ.