Quản lý COPD ở người cao tuổi: Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua tự kiểm soát

Quản lý COPD ở người cao tuổi: Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua tự kiểm soát
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng mãn tính và tử vong. Vì vậy, quản lý COPD ở người cao tuổi không chỉ giúp đề phòng biến chứng xấu mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh gây khó thở thường xuyên cho người mắc bệnh, bệnh thường tiến triển và kết hợp với các phản ứng viêm mãn tính khác khi có nhiều các bụi ô nhiễm hay hóa chất độc hại trong đường thở và phổi.

Mỗi đợt cấp và các bệnh đi kèm sẽ góp phần vào mức độ nghiêm trọng của COPD, nhất là ở người lớn tuổi. Vậy nên cần có phương án quản lý COPD ở người cao tuổi nhằm hạn chế nguy cơ xấu do bệnh gây ra.

Trong khi hút thuốc là là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra COPD thì các chất độc hại, bụi ô nhiễm cũng góp phần gây nên nhiều tình trạng viêm mãn tính. Phản ứng viêm mãn tính này có thể gây ra sự phá hủy mô nhu mô (dẫn đến khí phế thũng) và phá vỡ các cơ chế bảo vệ dẫn đến xơ hóa đường thở nhỏ. Những thay đổi này dẫn đến việc hạn chế luồng khí đi đến phổi.

Quản lý COPD ở người cao tuổi: Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua tự kiểm soát - Ảnh 1.

Cần có phương án quản lý COPD ở người cao tuổi nhằm hạn chế nguy cơ xấu do bệnh gây ra - Ảnh: Mcknights

Các triệu chứng của COPD bao gồm khó thở, ho mãn tính hoặc ho nhiều đờm. Chẩn đoán lâm sàng có thể được thực hiện khi một bệnh nhân có các triệu chứng này hoặc có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Cùng với việc hít phải khói thuốc lá hoặc các hóa chất độc hại, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: tuổi tác, giới tính và tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp.

1. Chẩn đoán giúp quản lý COPD ở người cao tuổi

Thử nghiệm đo xoắn ốc là cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác và có thể được sử dụng để phân loại mức độ nghiêm trọng của giới hạn luồng khí. Mục tiêu của đánh giá COPD là xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm mức độ nghiêm trọng của việc không khí bị hạn chế ra sao; bệnh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như thế nào và nguy cơ xảy ra các biến cố trong tương lai như đợt cấp, nhập viện hoặc tử vong để có hướng điều trị.

Khi bệnh nhân thổi nhanh vào miệng ống đo phế dung kế và tiếp tục thở ra đến khi sạch khí khỏi phổi, phép đo thể tích thở ra cưỡng bức trong một giây (FEV1) có thể được so sánh với tổng thể tích khí được tống ra ngoài, hoặc dung tích sống gắng sức (FVC). Tính toán tỷ lệ FEV1 / FVC có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn luồng khí.

Quản lý COPD ở người cao tuổi: Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua tự kiểm soát - Ảnh 2.

Chẩn đoán giúp quản lý COPD ở người cao tuổi - Ảnh: Foundation.chestnet

Sự hiện diện của thuốc giãn phế quản FEV1 / FVC <0,70 xác nhận sự hiện diện của tắc nghẽn luồng khí dai dẳng do COPD. Theo bản hướng dẫn cập nhật năm 2011 của tổ chức Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn (GOLD), xếp hạng phế dung kế đã được sử dụng để "phân loại" COPD là nhẹ, vừa, nặng hoặc rất nặng.

Phép đo xoắn ốc tương đối dễ thực hiện, nhưng nó đòi hỏi bệnh nhân phải hiểu và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Một số bệnh nhân bị suy giảm nhận thức hoặc COPD nặng có thể không thể thực hiện thành công xét nghiệm đo phế dung.

Các lựa chọn điều trị được đề xuất khác nhau dựa trên thước đo tác động của các triệu chứng và đánh giá nguy cơ bệnh nhân gặp phải các biến cố sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai. Tất cả những người hút thuốc được khuyến khích bỏ thuốc lá.

Tiêm phòng cúm và phế cầu nên khuyến nghị tiêm cho mọi bệnh nhân COPD mặc dù chúng hiệu quả hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người bị bệnh nặng. Liệu pháp dược lý thích hợp có thể làm giảm các triệu chứng COPD, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp, đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe và khả năng chịu đựng khi luyện tập.

Tuy nhiên, không có loại thuốc hiện có nào cho COPD được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng suy giảm chức năng phổi trong thời gian dài.

2. Cập nhật GOLD cho quản lý COPD ở người cao tuổi

Các hướng dẫn điều trị COPD trước đây đã khuyến nghị quản lý thuốc dựa trên giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, bản cập nhật GOLD 2011 hiện khuyến cáo rằng mỗi phương pháp điều trị dược lý phải dành riêng cho từng bệnh nhân và được hướng dẫn bởi mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tình trạng sẵn có của thuốc và phản ứng của bệnh nhân.

Dựa trên hiệu quả và tác dụng phụ, thuốc giãn phế quản dạng hít thường được kê đơn thuốc giãn phế quản dạng uống. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như ipratropium và albuterol được kê đơn thường xuyên, nên được giới hạn trong việc quản lý bệnh nhẹ đến trung bình khi cần thiết (Cấp độ: GOLD 1 hoặc GOLD 2) khi bệnh nhân có ít triệu chứng và ít nguy cơ xảy ra các đợt cấp.

Quản lý COPD ở người cao tuổi: Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua tự kiểm soát - Ảnh 3.

Cập nhật GOLD cho quản lý COPD ở người cao tuổi - Ảnh: Clinicaladvisor

Cơ sở quản lý COPD cho người cao tuổi chủ yếu là dùng thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, bao gồm tiotropium kháng cholinergic một lần mỗi ngày; các thuốc chủ vận beta2 cùng một ngày hai lần như sameterol, formoteral, và aformoterol; và indacaterol chủ vận beta2 dùng một lần mỗi ngày mới được giới thiệu.

Thuốc tác dụng kéo dài được ưu tiên hơn thuốc tác dụng ngắn để thuận tiện và duy trì kiểm soát triệu chứng. Khi COPD ở người cao tuổi tiến triển đến giai đoạn rất nặng (Cấp độ: GOLD 4), có thể cần thêm corticosteroid dạng hít như beclomethasone, budesonide, fluticasone hoặc roflumilast ức chế phosphodiesterase4 dạng uống để giải quyết tình trạng viêm mãn tính.

Khi điều trị bằng đường hít, cần chú ý đến việc cung cấp thuốc hiệu quả và đào tạo về thiết bị cụ thể và kỹ thuật hít kèm theo. Việc lựa chọn thiết bị hít (ví dụ: ống hít định lượng, ống hít bột khô, dung dịch sử dụng máy xông khí dung) sẽ phụ thuộc vào điều kiện sẵn có; chỉ định của bác sĩ; chi phí; phác đồ điều trị hô hấp trước khi xuất viện và khả năng quản lý COPD ở người cao tuổi của bệnh nhân.

Việc quản lý COPD ở người cao tuổi có thể gặp các vấn đề về phối hợp thể chất và suy giảm nhận thức nên không thể sử dụng ống hít định liều hoặc ống hít bột khô. Điều cần thiết là phải đảm bảo rằng bệnh nhân COPD cao tuổi sử dụng thuốc hít đúng, đặc biệt là khi phát hiện bệnh trở nặng.

3. Tự quản lý COPD ở người cao tuổi để nâng cao chất lượng cuộc sống

Có hơn 1,5 triệu người Canada đã được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hơn 1,6 triệu người Canada có thể bị COPD nhưng vẫn chưa được chẩn đoán. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở Canada.

Bởi vì COPD phát triển chậm, các triệu chứng thường xuất hiện ở người trung niên và người lớn tuổi, đặc biệt là ở người già từ 65 tuổi trở lên. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây suy nhược, khiến việc quản lý COPD ở người cao tuổi gặp khá nhiều khó khăn.

Mặc dù không có cách chữa khỏi COPD, nhưng những người lớn tuổi bị ảnh hưởng bởi COPD có thể thực hiện các bước để làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Việc quản lý COPD ở người cao tuổi có thể thực hiện theo các bước sau đây; tuy nhiên trước khi bắt đầu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Ngừng hút thuốc: Bỏ hút thuốc và tránh khói việc hút thuốc thụ động là hai hành động chính mà người bị COPD cao tuổi có thể làm để làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Tập thể dục: Có bằng chứng rất rõ ràng rằng những người cao tuổi mắc COPD tập thể dục thường xuyên sẽ có chất lượng sức khỏe tổng thể tốt hơn. Một nghiên cứu đã cho thấy, những bệnh nhân mắc COPD tham gia vào các hoạt động thể chất thông thường với cường độ cao đã đã làm giảm tỷ lệ nhập viện lên đến 46%.

Quản lý COPD ở người cao tuổi: Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua tự kiểm soát - Ảnh 4.

Việc quản lý COPD ở người cao tuổi gặp khá nhiều khó khăn do người bệnh bị suy giảm sức khỏe - Ảnh: Brandoncourtnursing

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh: Việc quản lý COPD ở người cao tuổi nên bắt đầu sớm với việc quản lý về dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc COPD nên thảo luận về nhu cầu dinh dưỡng với bác sĩ. Việc hô hấp khi bị COPD sẽ khiến cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn, vì vậy một chế độ ăn uống thích hợp là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe.

Hít thở không khí sạch: Người lớn tuổi mắc COPD nên tránh khói hóa chất từ chất tẩy rửa và không nên ra ngoài khi chất lượng không khí không đảm bảo. Đây là bước quan trọng tránh các tác động gây kích ứng phổi giúp quản lý COPD ở người cao tuổi tốt hơn.

Tiêm vắc-xin cúm: Bệnh nhân COPD cao tuổi có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng do vi-rút cúm và dẫn đến viêm phổi, một trong những bệnh nhiễm trùng chính dẫn đến nhập viện ở những người bị COPD. Do đó, việc tiêm người là điều không nên bỏ qua khi thực hiện tự quản lý COPD ở người cao tuổi.

Nhận biết các triệu chứng và hành động: Theo dõi thời gian và các hoạt động trước khi có triệu chứng để thông báo cho bác sĩ sớm nhất; điều này giúp các bác sĩ có cơ sở hơn trong việc lên kế hoạch quản lý COPD ở người cao tuổi tốt nhất và chính xác nhất.

Cuối cùng, bệnh nhân nên tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ điều trị, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên thể dục. Đặc biệt tuân thủ các chỉ định điều trị về thuốc, oxy, chương trình phục hồi chức năng mà bác sĩ khuyến nghị, nhắm giúp bệnh nhân COPD có thể tự kiểm soát bệnh tại nhà.

Nguồn dịch: https://www.todaysgeriatricmedicine.com/archive/031912p8.shtml

https://www.comfortkeepers.ca/copd-in-seniors-improving-quality-of-life-through-self-management/


Tác giả: Tiểu Quyên