Quai bị ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng tránh

Quai bị ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng tránh
Trong thai kỳ, sức đề kháng của người mẹ bị suy giảm, khiến virus dễ dàng tân công và mắc các bệnh từ môi trường, trong đó có quai bị. Quai bị ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

Cơ thể của phụ nữ mang thai thường yếu ớt hơn bình thường nên có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong đó có quai bị. Quai bị ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và kiêng cữ đúng cách. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quai bị ở phụ nữ mang thai? Dấu hiệu bệnh là gì và làm thế nào để phòng tránh?

Bệnh quai bị được biết là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em, nhưng phụ nữ mang thai cũng có thể bị quai bị trong những tuần đầu của thai kỳ nếu chưa được tiêm phòng trước đó.

Biểu hiện đặc trưng của quai bị là sưng các tuyến nước bọt gây đau đớn cho người bệnh. Đôi khi quai bị còn đi kèm với viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tuỵ và các cơ quan khác.

Quai bị ở bà bầu khá hiếm gặp nếu người phụ nữ trước khi mang thai đã được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên bạn cũng không thể chủ quan bởi bất cứ tác nhân nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Quai bị ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Quai bị ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? - Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân gây quai bị ở bà bầu

Nguyên nhân gây quai bị là do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Quai bị dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, đường ăn uống và các vật dụng bị nhiễm virus paramyxovirus từ người bệnh.

Phụ nữ mang thai bị quai bị có thể là do tiếp xúc với mầm bệnh từ nước bọt mầm bệnh trong không khí thông qua hắt hơi, ho hoặc giao tiếp. Hoặc khi bạn sử dụng chung các dụng cụ ăn uống như bát, đũa, thìa,...với người bệnh.

Quai bị ở phụ nữ mang thai cũng có thể lây lan cho người khác nếu không được phát hiện kịp thời và cách ly sớm. Chính vì thế, thường xuyên quan sát cơ thể là điều cần thiết để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

2. Dấu hiệu quai bị

Đôi khi quai bị ở phụ nữ mang thai thường không có dấu hiệu sớm. Điều này rất nguy hiểm bởi bệnh có thể lây lan cho người khác ngay cả khi chưa có biểu hiện cụ thể. Mặc dù vậy, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi quai bị bà bầu cần đi khám ngay để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Các dấu hiệu đặc trưng của quai bị thường phát triển nhanh khi bệnh bắt đầu bước sang giai đoạn nghiêm trọng.

Một số biểu hiện thường gặp là: Cảm cúm, sốt, đau đầu, mệt mỏi. Sau đó người bệnh sẽ thấy đau cổ họng, amidan sưng to ở một bên hoặc cả hai bên.

Bắt đầu từ tai làm trung tâm và tỏa ra phía trước, sau và phần dưới. Khi dùng tay để ấn sẽ đau đớn, khó chịu. Biểu hiện của bệnh có thể kéo dài từ 2 -3 ngày, thậm chí là 5 - 7 ngày tùy cơ địa của mỗi người.

Đọc thêm: Quai bị ở bà bầu: Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh qua từng giai đoạn

Dau đầu là dấu hiệu thường gặp khi bị quai bị

Đau đầu là dấu hiệu thường gặp khi bà bầu bị quai bị - Ảnh: Internet

3. Quai bị ở phụ nữ mang thai nguy hiểm như thế nào?

Quai bị ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng có có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

- Đối với người mẹ, quai bị có thể gây ra nguy cơ sưng ở buồng trứng, vú và các bộ phận khác. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà mẹ bầu có thể bị sốt cao và đau đầu nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, quai bị có thể gây nhiễm trùng não hoặc mất thính lực. Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp hiếm gặp ở người bệnh.

- Đối với thai nhi, quai bị ở phụ nữ mang thai trong 12 tuần đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi dị dạng. Nếu mẹ bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chết lưu, sinh non.

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng quai bị có thể gây ra các tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên một số mẹ bầu bị quai bị trong thai kỳ cho biết sau khi sinh em bé có thể bị viêm tuyến nước bọt mang tai.

Phụ nữ mang thai cần đọc thêm bài viết: Bà bầu mắc quai bị có gây dị tật cho thai nhi? Những biểu hiện khi mắc quai bị ở mẹ bầu.

4. Phương pháp điều trị

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bà bầu bị quai bị. Điều trị quai bị ở phụ nữ mang thai thường áp dụng các biện pháp hỗ trợ thông thường. Đó chính là chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ. Cùng với đó là thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn.

Phụ nữ mang thai bị quai bị cần ăn nhiều chất lỏng, các món mềm như canh, cháo, súp giúp giảm sưng đau. Tránh ăn đồ nếp và các món tanh như thịt gà, cua, cá.

Uống nhiều nước lọc, không uống nước trái cây bởi nó có thể kích thích tuyến mang tai, tiết nhiều nước bọt gây đau đớn hơn.

Cách ly và nghỉ ngơi hợp lý tại nhà. Hạn chế ra ngoài và tránh tiếp xúc với gió, nước và người khác.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng và sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Quai bị ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 3.

Uống nhiều nước lọc giúp làm giảm sưng đau do quai bị - Ảnh: Internet

5. Các biện pháp phòng tránh

Để phòng tránh quai bị ở phụ nữ mang thai, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tiềm vaccin phòng bệnh trước khi có ý định sinh em bé.

Tuyệt đối không tiêm phòng khi đang có thai, bởi vaccin phòng quai bị chứa virus sống. Nó có khả năng xâm nhập vào cơ thể gây hại cho thai nhi, làm suy yếu hệ miễn dịch của mẹ.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc bệnh. Đồng thời không dùng chung đồ với người khác để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.


Tác giả: HT