Quá trình thụ thai: Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung?

Quá trình thụ thai: Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung?
Mọi phụ nữ đều quan tâm đến việc thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung để hiểu rõ hơn về quá trình này những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ.

Sau khi thụ thai thì từ 10 đến 12 giờ đồng hồ trứng thụ tinh sẽ vượt qua vòng eo vòi tử cung. Thời gian thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung và quá trình này chậm nhất kéo dài bao lâu? Thời gian kéo dài có liên quan đến giới tính của em bé hay không?

1. Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung?

Thực tế, thời gian trứng di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung có thể kéo dài. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ lưu lại khoảng 48 giờ trong giai đoạn bóng của vòi tử cung. Thời gian này, trứng sẽ được thụ tinh và thực hiện các hoạt động phân bào đến giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào ở giai đoạn phôi dâu và gia tăng về thể tích.

Lúc này, nồng độ progesterone từ buồng trứng tăng cao làm giãn cơ vòi tử cung. Thời điểm trứng thụ tinh nhanh chóng vượt qua eo vòi tử cung trong khoảng 10 đến 12 giờ.

Giai đoạn này kết thúc, thai sẽ vào tử cung khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh. Trứng thụ tinh đến niêm mạc trong buồng tử cung gắn vào đó khi đang ở giai đoạn 8 đến 16 tế bào phôi thai tiếp tục phát triển trong buồng tử cung đến khi đủ tháng.

Nhưng có vấn đề xảy ra, trong thời gian này vẫn chưa thể phát hiện được có thai nhi khi siêu âm và xét nghiệm beta hCG có thể được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ từ 6 đến 14 ngày sau khi thụ tinh.

2. Hướng dẫn xác định thai đã vào tử cung hay chưa?

Muốn khẳng định chính xác thai đã vào tử cung hay chưa trên siêu âm thai sẽ thấy túi thai trong buồng tử cung. Tuy nhiên tiêu chuẩn để chẩn đoán túi thai không rõ ràng. Các thuật ngữ như túi trống hay màng rụng đôi hoặc túi thai giả đều không thể khẳng định hoặc loại trừ thai trong tử cung.

Vì thế, việc chẩn đoán thai trong tử cung thì lại mang tính chủ quan và tùy thuộc vào đặc điểm lâm sang cùng như siêu âm.

Đối với các trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng thì khuyến cáo cần đợi thêm đến khi thấy xuất hiện có phôi ở bên trong túi thai để khẳng định túi thai thật.

Quá trình thụ thai: Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung? - Ảnh 2.

Muốn khẳng định chính xác thai đã vào tử cung hay chưa trên siêu âm thai sẽ thấy túi thai trong buồng tử cung - Ảnh Internet

Hình ảnh túi thai bình thường trên siêu âm như sau:

- Túi thai có thể thấy được rõ qua siêu âm ngả âm đạo được thực hiện lúc thai 5 tuần tuổi.

- Túi thai gồm 2 phần:

+ Vùng trung tâm không hồi âm được biết là khoang cơ thể ngoài phôi.

+ Vùng ngoại vi có hồi âm hay còn gọi là vòng nguyên bào nuôi.

- Bao quanh bởi nội mạc tử cung.

- Có vị trí lệch tâm so với tử cung.

- Xuất hiện túi noãn hoàng có cấu trúc hình tròn, được nhìn thấy trên siêu âm ngả âm đạo thực hiện khi thai 5,5 tuần.

- Trước 6 tuần, phôi thai sẽ có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng 4mm.

- Từ 6 đến 10 tuần, phôi thai có kích thước tăng nhanh chóng: Thai 6 tuần tuổi phát triển từ 4 đến 7mm. Trong khi thai phát triển từ 31 đến 32mm khi ở tuần thứ 10.

- Thực hiện khảo sát tim thai nhi khi siêu âm sẽ thấy phôi thai và đo bằng dò âm đạo lúc 6 tuần.

Đọc thêm: Mẹ nên biết có thai mấy tuần thì có tim thai?

3. Biểu hiện và dấu hiệu thai đã vào tử cung

Ở các mẹ nhạy cảm hoặc các mẹ có thai lần đầu hay những mẹ đang mong con. Chỉ cần chú ý thì người mẹ có thể cảm nhận được một số dấu hiệu thai đã vào tử cung như sau:

3.1. Ra huyết âm đạo dịch nâu hoặc màu hồng nhạt

Có thể mẹ chưa biết, trong lúc làm tổ thì phôi dâu cấy ghép vào niêm mạc tử cung của người mẹ và có thể gây ra chảy máu chỗ cấy ghép. Vì thế, đối với lượng máu ít đọng lại dưới tác động của co bóp tử cung sẽ tống máu ra khỏi buồng tử cung vào âm đạo lâu ngày máu đỏ sẽ trở thành dịch hồng nhợt hoặc huyết nâu hòa lẫn dịch ở cổ tử cung và dịch ở âm đạo.

Nếu xuất hiện huyết âm đạo, mẹ không nên quá lo lắng. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi và lưu ý cần kiêng gần gũi chồng để bảo vệ em bé.

Quá trình thụ thai: Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung? - Ảnh 3.

Trường hợp xuất huyết âm đạo có thể khiến mẹ khó chịu, tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng - Ảnh Internet

3.2. Thân nhiệt tăng nhẹ

Dễ dàng nhận thấy do tác động của nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ đặc biệt là progesterone, nội tiết tố giúp thai nhi phát triển sẽ khiến thân nhiệt người mẹ tăng từ 0,3 đến 0,5 độ C,

Điều mẹ bầu có thể cảm nhận rõ là thân nhiệt bản thân tăng duy trì trong suốt thai kỳ. Vì vậy, trong thời gian mang thai mẹ bầu cần uống nhiều nước.

3.3. Hai đầu vú căng, đau

Sau khi trứng thụ tinh và làm tổ tại buồng tử cung, nội tiết tố của thai kỳ cũng tăng cao và làm kích thích cho các ống tuyến vú phát triển, dãn ra để có thể chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này ở người mẹ.

Lúc này, mẹ bầu có thể cảm nhận nhận thấy rõ hai bầu vú bị căng đau. Dấu hiệu căng đau bầu vú này sẽ giảm và hết sau 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngoài ra, dấu hiệu căng đau bầu ngực ở mẹ bầu chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, do đó mẹ bầu không cần sử dụng thuốc mà vẫn có thể chịu đựng được

3.4. Thử quickstick dương tính với que thử thai có 2 vạch đậm

Mẹ bầu có thể biết mình có bầu và đã thụ thai sau khi chậm 9 ngày kinh trở đi. Thử thai dành cho phụ nữ bằng cách, vào sáng sớm khi mẹ mới ngủ dậy, phụ nữ có thể kiểm tra khi nhúng vào nước tiểu.

Thời gian chờ sau 3 phút có thể đọc kết quả trên thân que, nếu trên que xuất hiện 2 vạch đậm xuất hiện màu đỏ đậm ngang nhau. Vạch đỏ đầu tiên nhìn ở trên xuất hiện sớm nhất, vạch đỏ này có tác dụng tham chiếu. Vạch đỏ thứ 2 giúp mẹ xác định có thai. Nếu vạch thứ 2 đậm ngang với vạch thứ nhất thì mẹ có thể biết thai đã vào tử cung.

Quá trình thụ thai: Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung? - Ảnh 1.

Mẹ bầu có thể biết mình có bầu và đã thụ thai sau khi chậm 9 ngày kinh trở đi bằng cách sử dụng que thử thai - Ảnh Internet

3.5. Mẹ bầu bị chuột rút ở vùng bụng

Mẹ bầu có thể sẽ cảm nhận thấy xuất hiện các cơ co thắt xảy ra ở vùng bụng dưới và phần lưng.

Thông thường, các cơn đau ở vùng bụng của mẹ bầu sẽ kéo dài vài ngày. Lưu ý, đối với trường hợp hiện tượng mẹ bầu bị chuột rút ở vùng bụng hoặc xuất hiện cơn đau ở vùng bụng thường xuyên, kéo dài cần đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

3.6. Bà bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày

Thực tế, hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy mình đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày so với trước kia. Đi tiểu nhiều lần cũng được biết đến là biểu hiện của việc thai nhi đã bám vào tử cung.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày ở bà bầu vì cơ thể đang chuẩn bị đường để nhường chỗ cho em bé nên lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên khiến bàng quang chịu áp lực và điều này gây ra cảm giác muốn đi vệ sinh ở bà bầu.

Đọc thêm: Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều? Vì sao phụ nữ đi tiểu nhiều khi mang thai?

3.7. Thèm ăn hơn bình thường

Bà bầu thường cảm thấy thèm ăn hơn bình thường do hormone thay đổi. Điều này có tác động lên các sở thích cũng như các thói quen ăn uống của mẹ.

Không những thế, mẹ bầu còn có thể thèm ăn các loại thực phẩm mà mình chưa bao giờ nếm thử hoặc thậm chí là các loại thực phẩm không yêu thích.

3.8. Dễ bốc hoả

Tình trạng bốc hỏa ở mẹ bầu chỉ kéo dài với thời gian ngắn khoảng 15 phút tại thời điểm thai đã vào tử cung. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu ít phổ biến.

Quá trình thụ thai: Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung? - Ảnh 5.

Bốc hỏa cũng là một trong những dấu hiệu cho biết thai vào tử cung - Ảnh Internet

4. Làm gì để giúp thai vào tử cung?

Mẹ bầu có thể giúp thai vào tử cung bằng các biện pháp sau:

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ niêm mạc tử cung thêm khỏe mạnh. Ngoài ra, các loại thức ăn làm tăng nhiệt độ cơ thể cũng được khuyến khích mẹ bầu nên sử dụng vì tử cung ấm là môi trường lý tưởng cho thai nhi hình thành và phát triển.

- Mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái. Thực tế, việc mẹ bầu càng lo lắng về việc thụ thai thì cơ thể mẹ sẽ càng xuất hiện nhiều hormone ngăn cản quá trình thai vào tử cung. Vì vậy, mẹ cần giữ tâm trạng bình tĩnh và thoải mái.

- Rà soát các loại thuốc và liệu pháp thư giãn, mẹ cần cân nhắc vì có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng đến quá trình thai vào tử cung.

- Nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp. Mẹ bầu càng lo lắng, mệt mỏi thì khả năng thai vào tử cung càng thấp. Vì vậy, mẹ cần thư giãn để giúp thai vào tử cung thuận lợi nhất.

Những thông tin về thụ thai và thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung ở trên hi vọng có thể giúp ích cho mẹ bầu trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé trong thời gian sắp tới.


Tác giả: Anh Dũng