Quả mộc qua là dược liệu phổ biến bên Trung Quốc và hiện nay ở Việt Nam rất ít nơi trồng cấy loại cây này. Người ta thường sử dụng quả mộc qua chín phơi khô để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Quả mộc qua chứa chất xơ và một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu nên loại quả này trở thành một loại thực phẩm bổ dưỡng cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.
Theo Healthline, trong 92 gram quả mộc qua cung cấp:
- Lượng calo: 52
- Protein: 0,3 gram
- Carbs: 14 gram
- Chất xơ: 1,75 gram
- Vitamin C: 15% Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
- Thiamine (vitamin B1): 1,5% DV
- Vitamin B6: 2% DV
- Đồng: 13% DV
- Sắt: 3,6% DV
- Kali: 4% DV
- Magiê: 2% DV
Quả mộc qua có tác dụng gì? Loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng và đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ:
Quả mộc qua là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào.
Chất chống oxy hóa làm giảm căng thẳng trao đổi chất, giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do, là các phân tử không ổn định.
Một số nghiên cứu cho thấy một số chất chống oxy hóa trong mộc qua, bao gồm flavonol như quercetin và kaempferol, làm giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính như bệnh tim. (1,2)
Một số triệu chứng phổ biến nhất trong giai đoạn đầu mang thai là buồn nôn và nôn.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng quả mộc qua có thể giúp làm giảm các triệu chứng này.
Một nghiên cứu trên 76 phụ nữ mang thai cho thấy 1 thìa canh (15 ml) siro mộc qua có hiệu quả hơn đáng kể so với 20 mg vitamin B6 trong việc giảm buồn nôn do mang thai. (3)
Tư lâu quả mộc qua đã được sử dụng trong y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian để điều trị nhiều loại rối loạn tiêu hóa.
Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất mộc qua có thể bảo vệ mô ruột khỏi tổn thương liên quan đến các bệnh viêm ruột (IBD), chẳng hạn như viêm loét đại tràng.
Trong một nghiên cứu trên chuột bị viêm loét đại tràng, những con được cho dùng chiết xuất và nước ép mộc qua đã làm giảm đáng kể tổn thương mô ruột kết, so với nhóm đối chứng. (4)
Đọc thêm:
+ Loại cây mọc dại khắp nơi gây ngứa, nổi ban đỏ khi tiếp xúc nhưng lại là vị thuốc quý
+ Vị thuốc từ loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc
Tác dụng của quả mộc qua trong việc điều trị loét dạ dày như thế nào? Nghiên cứu ban đầu cho thấy các hợp chất thực vật trong quả mộc qua có thể giúp ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày.
Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, nước ép mộc qua đã ức chế sự phát triển của H. pylori, một loại vi khuẩn được biết là gây loét dạ dày. (5)
Trong khi đó, một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất mộc qua có tác dụng bảo vệ chống lại loét dạ dày do rượu. (6)
Một số nghiên cứu cho thấy siro mộc qua có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thường được gọi là trào ngược axit.
Một nghiên cứu kéo dài 7 tuần ở 80 trẻ em bị trào ngược axit cho thấy việc bổ sung siro mộc qua hàng ngày có hiệu quả tương đương với thuốc thường được dùng để làm giảm các triệu chứng của tình trạng này. (7)
Trong một nghiên cứu trên 137 phụ nữ mang thai, liều siro mộc qua 10 mg uống sau bữa ăn cũng cho thấy hiệu quả tương đương với thuốc truyền thống trong việc làm giảm các triệu chứng trào ngược axit. (8)
Ngoài ra, trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 96 trẻ em bị trào ngược axit, việc sử dụng cô đặc mộc qua cùng với thuốc truyền thống đã cải thiện các triệu chứng, chẳng hạn như nôn mửa, chán ăn, ợ hơi và đau bụng - ở mức độ lớn hơn so với việc chỉ dùng thuốc. (9)
Quả mộc qua có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng khác nhau bằng cách ức chế hoạt động của một số tế bào miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng.
Các hợp chất trong mộc qua có thể chống lại các phản ứng dị ứng nhẹ phổ biến như da bị viêm, sổ mũi và hen suyễn.
Tác dụng của quả mộc qua trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch thích hợp được thể hiện như sau:
Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy loại quả này có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của một số loại vi khuẩn có hại, chẳng hạn như E. coli và S. aureus. (10)
Ngoài ra, một quả mộc qua chứa 15% DV vitamin C, rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hoạt động tốt.
Loại quả này cũng cung cấp 6–8% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Lượng chất xơ đầy đủ hỗ trợ các vi khuẩn có lợi sống trong đường tiêu hóa của bạn, được gọi chung là hệ vi sinh đường ruột. Duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh có thể làm giảm viêm và cải thiện khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng từ vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa của bạn.
Quả mộc qua là một vị thuốc trong đông y nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị một sô bệnh lý.
- Chuẩn bị:
+ Mộc qua, Kỷ tử, Ngọc trúc mỗi vị 80 g
+ Ngũ gia bì, Khương hoạt, Độc hoạt, Đương quy, Trần bì mỗi vị 60 g
+ Tần giao, Xuyên khung, Hồng hoa, Thiên niên kiện, Ngưu tất, Tang ký sinh mỗi vị 40 g
+ Đường 1600 g; rượu trắng 50° – 2,5 lít.
- Thực hiện: Các dược liệu ngâm rượu và đường. Mỗi lần uống 15 – 30ml, ngày 2 lần
- Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng
- Chuẩn bị:
+ Mộc qua, Xương hổ chế, xuyên khung, ngưu tất, đương quy, thiên ma, hồng hoa, tục đoạn, bạch gia can, ngọc trúc. Mỗi vị 40g
+ Tần giao, Phòng phong 20g
+ Tang chi 16g
- Thực hiện: Các vị tán thành bột thô, cho vào 15 lít rượu trắng, đậy kín mỗi ngày khuấy một lần. Sau một tuần lễ thì mỗi tuần khuấy một lần. Sau 1 tháng lọc lấy rượu, bả đem ép lấy nước thêm vào dịch đã lọc được. Lấy 1,3 kg đường phèn hòa vào nước rồi trộn chung với rượu thuốc. Để lắng, lọc. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 40g.
- Chuẩn bị: Mộc qua 20g, Hồi hương 10g, Gừng khô 10g
- Thực hiện: Sắc nước uống
- Các bài thuốc trên chưa có sự kiểm chứng từ các nghiên cứu khoa học
- Sử dụng các bài thuốc trên cần chỉ định từ thầy thuốc/bác sĩ, mọi người không tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh lý.
- Không tự ý bỏ thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để thay thế bằng các bài thuốc trên
Quả mộc qua chín thường được phơi khô để làm vị thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể nấu chín mộc qua hoặc làm mứt.
Nguồn tham khảo: 8 Emerging Health Benefits of Quince (And How to Eat It)