Phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào trong đại dịch?

Phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào trong đại dịch?
Các số liệu thống kê cho thấy rằng sức khoẻ tâm thần của con người đã giảm sút đáng kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Vậy mối liên hệ giữa tình trạng sức khoẻ tâm thần và sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Mọi người đều biết rằng mạng xã hội là một cách để mọi người có thể thu thập được những thông tin có liên quan đến sức khoẻ, đại dịch cũng như tiếp cận và các thách thức mà con người đang phải đối diện.

Hơn nữa, mạng xã hội còn được biết đến là một nền tảng hiệu quả giúp chuyển tiếp thông tin nhanh chóng trong khủng hoảng quốc gia hay trên toàn thế giới đang diễn ra.

Lúc này, các tổ chức y tế chính phủ sử dụng các mạng xã hội, internet để chuyển tiếp các thông tin mới nhất, việc cập nhật nhanh chóng, đầy đủ về cả biện pháp phòng ngừa, điều trị giúp mọi người hiểu đúng, hiểu chính xác nhất về thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội hay phương tiện truyền thông khi đại dịch diễn ra liệu có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tâm thần hay hạnh phúc của con người hay không? Không phải ai cũng có thể hiểu rõ về những tác động này.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến sức khoẻ tâm thần trong đại dịch Covid-19.

Phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 1.

Đọc thêm:

Ở nhà vì Covid-19: Hai chuyên gia sức khỏe tâm thần mách bạn 7 mẹo hay!

Làm gì để bảo vệ bản thân khi đến các trung tâm thương mại mùa dịch Covid-19?

Tình trạng sức khoẻ tâm thần hiện tại

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các dữ liệu cho thấy có tới 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng về sức khoẻ tâm thần trong đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, tự tử được biết đến là nguyên nhân thứ 2 gây ra tình trạng tử vong ở lứa tuổi từ 15 đến 29 tuổi.

Những người trưởng thành được khảo sát tại Hoa Kỳ bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho kết quả như sau:

- Có 31% báo cáo các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm.

- 13% cho biết đã bắt đầu hoặc gia tăng sử dụng chất kích thích.

- 26% cho biết có các triệu chứng liên quan đến căng thẳng.

- 11% cho biết có ý định tự tử.

Hơn nữa nghiên cứu này còn cho thấy rằng những thách thức về sức khỏe tâm thần liên quan đến đại dịch đã tác động khác nhau đến mọi người, với một số nhóm chủng tộc và dân tộc bị ảnh hưởng không tương xứng bởi căng thẳng đại dịch.

Đặc biệt, những người trưởng thành gốc Tây Ban Nha cho biết đã trải qua mức độ căng thẳng tâm lý xã hội cao nhất liên quan đến tình trạng thiếu lương thực và nhà ở không an toàn khi bắt đầu đại dịch.

Phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 2.

Tác động của khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đối với sức khỏe tâm thần

Một báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology cho thấy rằng có mối liên hệ giữa các mối đe dọa của đại dịch với sự lo lắng và quan tâm rộng rãi của công chúng.

Dựa vào điều này các nhà khoa học cũng đưa ra giải thích rằng một số người lo lắng về sự an toàn cũng như sức khoẻ cá nhân trong thời gian bùng phát đại dịch trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy các hành vi lành mạnh gồm cả rửa tay và giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, điều này có thể gây ra một số tình trạng có hại tới sức khoẻ một số người khi mức độ lo lắng trở nên nghiêm trọng.

Truyền thông xã hội và thông tin sai lệch về sức khỏe

Mạng xã hội đã bắt đầu phát triển từ những năm 1995 đến nay. Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew được thực hiện vào ngày 31/8 đến ngày 7/9 năm 2020 cho kết quả rằng có khoảng 53% người trưởng thành tại Mỹ nhận được tin tức của họ từ mạng xã hội.

Điều này cho thấy rằng các phương tiện truyền thông xã hội đem lại hiệu quả giúp mọi người nhận được thông tin chính xác về sức khoẻ cũng như thời kỳ khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên vẫn có nhiều thông tin được truyền tải không chính xác hoặc có thể gây ra hiểu nhầm.

Thực tế, với nhũng thông tin sai lệch về sức khoẻ còn có thể dẫn đến sự gia tăng sợ hãi hoặc lo lắng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ.

Những nỗ lực nhằm giảm lan truyền các thông tin sai lệch bằng cách xác minh thực tế và có tác dụng gắn cờ các bài đăng không chính xác còn đem lại hiệu quả giúp giảm ảnh hưởng đến một số người.

Tuy nhiên, điều này không thể tránh khỏi gây ra những tranh cãi về quy định nội dung trên mạng xã hội và các phản ứng thông tin có kết quả chính xác hay không chính xác.

Phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 3.

Mạng xã hội, COVID-19 và sức khỏe tâm thần

Do đại dịch COVID-19 xuất hiện gần đây, các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu hiểu được vai trò của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của người dùng.

Trong một nghiên cứu được các nhà nghiên cứu tại Trung quốc thực hiện với 512 sinh viên đại học từ ngày 24/3 đến ngày 1/4 năm 2020 xác định rằng liệu phương tiện truyền thông có gây hại hay ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần trong đại dịch Covid-19 hay không.

Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thỗng xã hội và gia tăng nguy cơ trầm cảm. Không những thế, các tác giả còn cho biết việc tiếp xúc với các báo cáo và các bài đăng tiêu cực còn có thể góp phần vào làm nghiêm trọng hơn nguy cơ trầm cảm ở một số đối tượng cụ thể.

Trong một nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí Globalization and Health, cho biết hiện nay có nhiều bằng chứng cho thấy vô số nguồn cung cấp dữ liệu báo cáo về tỉ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 và tỷ lệ tử vong COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một số cá nhân.

Lee Chambers, người sáng lập Essentialise, về tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần trong đại dịch cho biết:

"Mặc dù tất cả chúng ta đều bị tác động theo những cách khác nhau bởi việc sử dụng mạng xã hội, nhưng luồng thông tin tiêu cực và sai lệch liên tục trong suốt 18 tháng qua đã gieo rắc nỗi sợ hãi; Sự nổi bật của các vấn đề xã hội và chính trị đã làm giảm sự lạc quan; hơn nữa những thông tin sai lệch về nội dung cũng khiến bạn xuất hiện những cảm xúc tiêu cực.

Đặc biệt, vì muốn gia tăng mối quan tâm của mọi người, có khả năng truyền thông xã hội đang là nguyên nhân làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khoẻ tâm thần."

Thêm vào đó, ông đưa ra lời giải thích rằng mạng xã hội có tác dụng giúp kết nối với bạn bè, gia đình và khoảng cách xã hội cũng như các tương tác hạn chế. Tuy nhiên kèm theo sử dụng phương tiện truyền thông gia tăng cũng làm tăng sự lo lắng, sự so sánh xảy ra ở một số người.

Giáo sư Steven C. Hayes, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Nevada, Reno, nói rằng: "Chúng tôi biết rằng có những quy trình độc hại sản sinh những thách thức đặc biệt đối với người dân về việc tiếp xúc đến nỗi đau thể xác và tâm lý, đồng thời sự so sánh với những người khác và sự phán xét hay việc vướng vào sự tự phán xét đều ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người."

Để giải thích thêm về điều này, Hayes cho rằng dự đoán kết quả bệnh tâm lý sẽ gây ra ảnh hưởng, định hướng cho kết quả hiện tại hoặc hành vi xảy ra sau đó.

Chính vì sự tiếp xúc với so sánh hay phán xét về nỗi đau của con người theo cách thức và mức độ nghiêm trọng trong đại dịch xảy ra. Ngay từ đầu quá trình này đã ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, những tính năng bên trong phương tiện truyền thông xã hội đã mở rộng nhận thức của con người. Và nó mang đến cho con người những cơ hội tuyệt vời bao gồm cả nhận thức về sức khoẻ tâm thần cũng như việc giảm các ảnh hưởng từ xung quanh đến tình trạng sức khoẻ tâm thần. Những hiểu biết này giúp con người và chăm sóc sức khoẻ đúng cách".

Phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 4.

Truyền thông xã hội và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Internet Y tế cho thấy rằng các biểu hiện tâm lý xã hội đã tăng lên đáng kể trong đại dịch COVID-19.

Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều người thể hiện cảm xúc của họ, cả tích cực và tiêu cực, và nhận được sự ủng hộ từ những người khác. Kết quả là, sự kỳ thị xung quanh tình trạng sức khỏe tâm thần có thể giảm xuống.

Giáo sư Hayes lưu ý rằng đại dịch COVID-19 đã làm bùng nổ ý tưởng rằng tình trạng sức khỏe tâm thần chỉ ảnh hưởng đến một số cá nhân nhất định.

Thông qua điều này mọi người đều nhận ra rằng sức mạnh tinh thần và sự linh hoạt của tinh thần hay còn biết là sức khoẻ tâm thần và hành vi sức khoẻ xã hội đáp ứng mọi người.

Làm thế nào để các nền tảng truyền thông xã hội có thể cải thiện?

Với nghiên cứu mới nổi cho thấy mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của một số người dùng, một số nền tảng đã bắt đầu tạo ra những thay đổi tích cực.

Vào ngày 14 tháng 9 năm 2021, nền tảng truyền thông xã hội TikTok đã công bố các tính năng mới cho người dùng để giúp cung cấp tài nguyên cho việc ngăn chặn tự tử.

Nhưng liệu họ có thể làm được nhiều hơn thế không?

Theo Chambers nói: "Các nền tảng truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc sản phẩm của họ tác động như thế nào đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của người dùng. Có nhiều khía cạnh mà điều này có thể đạt được. Tuy nhiên, thách thức là sử dụng hầu hết những thứ này sẽ làm giảm khả năng gây nghiện, mức độ tương tác và thời gian sử dụng. Điều này thường đi ngược lại với mục tiêu của chính nền tảng."

Phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào trong đại dịch? - Ảnh 5.

Ông gợi ý rằng các nền tảng truyền thông xã hội có thể xem xét các cải tiến để xây dựng trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần, bao gồm:

- Giới hạn độ dài nguồn cấp tin tức.

- Thay đổi cách kích hoạt thông báo.

- Dán nhãn các hình ảnh đã thay đổi.

- Đưa ra quy định mạnh mẽ hơn và giám sát nội dung được thiết kế để gây hại.

- Triển khai các đề xuất mà người dùng tạm nghỉ khi sử dụng.

- Đăng ký vào các tài nguyên dựa trên bằng chứng và hỗ trợ về các bài đăng có thể đang kích hoạt.

- Đảm bảo các nguyên tắc rõ ràng hơn và nhiều khả năng hơn để người dùng dễ dàng kiểm soát nội dung nhạy cảm.

Kết luận

Theo Chambers, "khi nói đến phương tiện truyền thông xã hội, cả việc tiết chế thời gian và nội dung được sử dụng và chủ ý đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thu được lợi ích và giảm thiểu nhược điểm."

Gợi ý được đưa ra rằng cần có “digital sunset” trước khi thực hiện nghỉ ngơi vào ban đêm, đây là cách giúp đảm bảo rằng sự lo lắng sẽ không gây ra ảnh hưởng đến giấc ngủ của người sử dụng. Ngoài ra, nên có những ngày nghỉ không sử dụng mạng xã hội, đây cũng là cách giúp đem hiệu quả tích cực đến sức khoẻ tinh thần.

Lee Chambers có nói: Mục đích cuối cùng là nên để con người trở thành bậc thầy của mạng xã hội thay vì để mạng xã hội trở thành bậc thầy của mỗi con người.

Ngoài ra, giáo sư Hayes cũng đưa ra lưu ý rằng, dù sức khoẻ tâm thần tác động đến hầu hết mọi người ở một mức độ nào đó, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều cần nhận điều trị về tâm lý hay sức khoẻ tâm thần trị liệu.

Thay vào đó, mọi người nên học cách tự chịu trách nhiệm về sức mạnh cũng như sự linh hoạt về tinh thần và hành vi của con người để tăng cường sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần một cách tốt nhất.

Việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội và công nghệ là cách tiếp cận những đặc điểm tốt nhất của khoa học tâm thần hành vi đem lại đến cho con người

GS Steven C. Hayes còn nói rằng: Cần biết cách lựa chọn và sử dụng cũng như tiếp cận với phương tiện truyền thông, mạng xã hội một cách hợp lý để tránh không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của con người.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-has-social-media-affected-mental-health-during-the-pandemic#What-are-the-next-steps?

2. https://www.who.int/health-topics/coronavirus#tab=tab_1

3. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/index.html


Tác giả: N.Mai