Phương pháp trữ lạnh trứng chờ ngày làm mẹ - lựa chọn hoàn hảo cho các chị em

Phương pháp trữ lạnh trứng chờ ngày làm mẹ - lựa chọn hoàn hảo cho các chị em
Trên thế giới, phương pháp trữ lạnh trứng đang ngày càng phổ biến đối với phụ nữ vì nó cho phép nữ giới trì hoãn việc sinh con do quá bận rộn với cuộc sống hiện tại.

1. Phương pháp trữ lạnh trứng là gì?

Phương pháp trữ lạnh trứng chỉ đơn giản là lấy trứng ra khỏi cơ thể người phụ nữ và sẽ không có quá trình thụ thai ở phía sau. 

Trữ lạnh trứng là để bảo toàn trứng chưa thụ tinh của người phụ nữ để có thể sử dụng thụ thai và sinh em bé sau này.

2. Khi nào người phụ nữ cần phải tiến hành trữ lạnh trứng?

Phương pháp trữ lạnh trứng là kỹ thuật tương đối mới do vậy vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về ý nghĩa thực sự của việc này. Rất nhiều người cho rằng, trữ lạnh trứng là dành cho những phụ nữ lớn tuổi, cơ thể không thể sản xuất ra trứng được nữa. 

Tuy nhiên, mục đích thực sự của việc trữ lạnh trứng là để dự trữ trứng cho việc thụ thai và sinh con trong tương lai. Việc này có thể thực hiện cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, kể cả với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, mà chưa sẵn sàng có con.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Một điều cần lưu ý là, việc thực hiện phương pháp trữ lạnh trứng sớm cũng sẽ cải thiện khả năng có con trong trong tương lai, so với việc trữ lạnh trứng muộn. 

Trứng càng trẻ và càng khỏe mạnh, khả năng thụ thai thành công và có một em bé khỏe mạnh của bạn sẽ tăng lên và khả năng sảy thai sẽ giảm xuống. Do vậy, nếu bạn có ý định trữ lạnh trứng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và tiến hành quy trình này ngay khi bạn còn trẻ, khỏe.

Đọc thêm:

Bà bầu uống cà phê có được không?

Mẹo gọi sữa về sau sinh mổ 

3. Càng lớn tuổi, cơ thể bạn sẽ càng sản xuất ra ít trứng hơn

Khi sinh ra, cơ thể người phụ nữ có khoảng 2 triệu quả trứng, được gọi là các trứng "non" và được lưu giữ sâu tại buồng trứng, trong các nang trứng. 

Các trứng này sẽ được cơ thể nuôi dưỡng đến trưởng thành và chỉ những trứng "chín" được cơ thể giải phóng trong những kỳ kinh nguyệt mới có thể thụ thai. Trong suốt cuộc đời mình, một người phụ nữ có khoảng 400- 500 trứng chín và có khả năng thụ tinh. Khi đến tuổi mãn kinh, người phụ nữ sẽ không còn trứng chín và rụng nữa, nghĩa là bạn không thể thụ thai và sinh con.

Khi bạn lớn tuổi hơn, trứng của bạn cũng bắt đầu sẽ già đi và số lượng trứng sẽ giảm đi đáng kể. Một số chuyên gia cho rằng, trứng của bạn sẽ già nhanh gấp đôi so với tuổi thật. Nói cách khác, nếu bạn đang ở tuổi 40, thì trứng của bạn dường như đã 80 tuổi vậy. Cũng giống như con người, trứng "già" sẽ mất đi nguồn năng lượng và sức sống, dẫn đến khả năng thụ thai sẽ giảm đi.

4. Nên nghĩ đến việc trữ lạnh trứng trước tuổi 35

Các bác sĩ và các chuyên gia về trữ lạnh trứng nói rằng, thời điểm tốt nhất để đông lạnh trứng là cuối những năm 20 tuổi, đầu những năm 30 tuổi vì trứng ở giai đoạn này sẽ đem lại khả năng thụ thai cao nhất sau này. 

Nhưng kể cả khi bạn đã ở cuối những năm 30 tuổi, đầu những năm 40 tuổi và khỏe mạnh, bạn vẫn có thể tiến hành trữ lạnh trứng được. Kể cả phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể tiến hành trữ lạnh trứng được, nhưng tỷ lệ mang thai thành công sau này của trứng đã được đông lạnh sẽ rất thấp, chỉ dưới 10%.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Cũng cần nhớ thêm rằng, chất lượng và số lượng trứng sẽ rất khác nhau giữa mỗi phụ nữ. Một số yếu tố cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng trứng bao gồm: tuổi, tiền sử bệnh tật, đáp ứng với thuốc…

Thêm nữa, số lượng trứng trữ lạnh càng nhiều thì khả năng sinh con thành công sau này càng cao. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, ở độ tuổi 30, nếu người phụ nữ đông lạnh 15 trứng sẽ có khả năng thành công là 30% trong khi nếu đông lạnh 25 trứng sẽ có khả năng thành công là 40%.

5. Một số lưu ý khi thực hiện trữ trứng

- Trước khi trữ trứng: Nên chuẩn bị sức khỏe tốt, tránh dùng chất kích thích, hạn chế căng thẳng (Stress), ăn nhiều hoa quả…

- Chuẩn bị kích thích buồng trứng: Hạn chế thức khuya, không nên ăn đồ cay, nóng và các chất kích thích, chất gây táo bón.

- Chế độ sinh hoạt: Nên vận động nhẹ nhàng, vệ sinh tắm gội bình thường, tránh nằm bất động, mang vác vật nặng, thể dục thể thao nặng.

Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Sau khi chọc trứng xong, nên nghỉ ngơi từ 2-3h. Sau đó, phòng hỗ trợ sinh sản sẽ báo số lượng noãn đạt để trữ lạnh và làm thủ tục đông lạnh, bạn có thể ra về và yên tâm noãn đã được bảo quản. Lưu ý, khi về nhà nếu bạn phát hiện có các dấu hiệu bất thường như: Tức bụng, khó thở, nôn, ra huyết âm đạo, đi tiểu ra máu… thì phải thông báo với bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra lại ngay.

Chi phí chọc trứng thông thường dao động từ 5-10 triệu đồng, chi phí trữ lạnh trung bình tốn từ 3-4 triệu/1 top/12 tháng. Hiện nay, theo thống kê trên thế giới thời gian trữ lạnh lên đến hơn 10 năm, có trường hợp trữ mô buồng trứng lên đến hơn 20 năm. 

Trữ trứng cùng với các phương pháp bảo tồn sinh sản khác không chỉ giúp các cặp vợ chồng thực hiện mong muốn có con khi có khả năng mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn do nhiều nguyên nhân.

Tác giả: Tuệ Nghi