Bệnh sỏi thận là căn bệnh thường gặp trong hệ thận - tiết niệu. Hiện tượng này xảy ra khi các chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận và lâu dần kết lại thành sỏi. Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận như di truyền, rối loạn chuyển hóa, thừa canxi, uống ít nước,... và sỏi thường được tạo thành không chỉ bởi 1 nguyên nhân duy nhất. Hơn 90% sỏi thận được cấu tạo từ urat, phosphat, oxalat phối hợp với magiê hoặc canxi.
Ban đầu, viên sỏi có kích thước nhỏ sẽ có thể tự đào thải ra bên ngoài cơ thể bằng đường tiểu, tuy nhiên khi viên sỏi to, chúng sẽ có xu hướng bị kẹt lại ở niệu đạo, gây ra những tổn thương, viêm nhiễm cho người bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ không thể tự đào thải viên sỏi bằng ăn uống mà chỉ có thể can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Những năm trở lại đây, sự tiến bộ vượt bật của ngành Y – Dược đã thay đổi hẳn cách điều trị sỏi thận tiết niệu. Với các viên sỏi đã có kích cỡ lớn hoặc xảy ra biến chứng, người bệnh được khuyến cáo thực hiện các biện pháp ngoại khoa, trong đó có phương pháp bắn laser sỏi thận.
Phương pháp tán sỏi bằng tia laser được các chuyên gia nhận định là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp, thời gian xuất viện nhanh chỉ 1-2 ngày. Ngoài ra, đánh giá về chi phí tán sỏi bằng tia laser nằm ở mức chi trả được.
Trong tán sỏi bằng tia laser, có 3 phương pháp chính:
- Tán sỏi ngoài cơ thể
- Tán sỏi nội soi ngược dòng
- Lấy sỏi thận qua da
Điều kiện áp dụng phương pháp này:
- Kích cỡ viên sỏi dưới 2cm
- Vị trí: Sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi nhóm đài dưới song cổ đài phải rộng, sỏi nhóm đài trên, sỏi ở bể thận,...
Cách thức hoạt động: Máy tán sỏi phát ra sóng xung kích hoặc tia laser giúp phá bề mặt sỏi, đập vụn viên sỏi và đào thải chúng ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.
Ưu điểm
- Hầu như không gây cảm giác đau
- Chi phí bắn laser sỏi thận ngoài cơ thể khoảng 2 – 4 triệu đồng/lần.
Các bác sĩ sẽ dùng ống soi niệu quản đi từ vùng niệu đạo, qua bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi; sau đó dùng năng lượng khí nén hoặc laser để phá vụn viên sỏi và bơm rửa để lấy hết sỏi ra ngoài.
- Vị trí bắn laser sỏi thận: Tán sỏi 1/3 dưới và 1/3 giữa niệu quản với nam giới, tán sỏi cao hơn lên tới ngang đốt sống L3 và L4 với nữ giới.
- Đây là phương pháp điều trị được áp dụng gần như phổ biến ở các quốc gia phát triển. Ưu điểm của phương pháp này là tia laser có thể phá tan mọi loại sỏi có kích cỡ nhỏm hơn 2cm, trường hợp có polyp bọc quanh sỏi cần dùng laser để đốt polyp rồi mới tán sỏi.
- Chi phí bắn laser sỏi thận theo phương pháp nội soi ngược dòng khoảng 7 – 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng tán sỏi nội soi ngược dòng có thể thất bại và xảy ra một số tai biến như đau sau mổ, đái ra máu sau mổ, sốt, ống soi không thể tiếp cận sỏi, thủng niệu quản.
Cách thức thực hiện: Bác sĩ sẽ tạo một đường hầm vào thận rồi đưa ống nội soi có đường kính 10 – 15mm vào tiếp cận viên sỏi. sau đó, dùng khí nén hoặc siêu âm hoặc laser phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
- Điều kiện áp dụng: Sỏi nhóm đài dưới, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi lớn, sỏi bể thận với.
- Chi phí bắn laser sỏi thận qua da dao động từ 8 – 12 triệu đồng. Chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào từng đơn vị thực hiện phẫu thuật mà chi phí sẽ có sự khác nhau.
Điều trị sỏi thận nội khoa
Ngoài phương pháp tán sỏi bằng tia laser, bệnh nhân có thể dùng thuốc uống tan sỏi trong trường hợp sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng. Các bài thuốc đông y kết hợp từ chuối hột cũng có thể hỗ trợ điều trị đẩy sỏi ra bên ngoài cơ thể. Bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thêm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ nếu cần. Trường hợp điều trị sỏi thận bằng thuốc Đông y, bệnh nhân vẫn cần đi siêu âm đều đặn để theo dõi bệnh tình, nếu sau 1 – 2 tháng mà kích cỡ sỏi vẫn không giảm cần chuyển sang phương pháp điều trị ngoại khoa như bắn laser sỏi thận để tránh sỏi biến chứng.
Chi phí điều trị tán sỏi bằng tia laser trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, mức chi phí này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào đơn vị thực hiện và tình trạng sức khỏe, kích thước viên sỏi của bệnh nhân. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.