Phương pháp phòng bệnh sởi trong mùa dịch

Phương pháp phòng bệnh sởi trong mùa dịch
Sởi là bệnh do virus gây ra, có tốc độ lây lan rất nhanh, đặc biệt là vào thời điểm... độ ẩm cao. Vì vậy, cần thực hiện các phương pháp phòng bệnh sởi để bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là trong mùa dịch.

1. Vì sao cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sởi?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Đối tượng mắc bệnh sởi là người chưa có miễn dịch với bệnh do chưa tiêm chủng đầy đủ và chưa từng mắc bệnh, phổ biến nhất là trẻ em dưới 15 tuổi. Nhiệt độ thay đổi kết hợp với độ ẩm không khí thấp là điều kiện lí tưởng để virus sởi lây lan mạnh mẽ.

Virus sởi lây lan trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp khi người không mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng của bệnh nhân hoặc hít phải virus sởi được phát tán trong không khí. Virus sởi có tốc độ lây truyền rất nhanh trong không khí. Sau khi nhiễm virus gây bệnh khoảng 1 tuần, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bệnh sởi đầu tiên.

Phương pháp phòng bệnh sởi trong mùa dịch  - Ảnh 1.

Vì sao phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh sởi? (Ảnh: Internet)

>>>  Đọc thêm chi tiết: Bệnh sởi là gì?

Hơn nữa, sởi có thể gây viêm phế quản, viêm phổi ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra viêm tai, viêm xoang, viêm họng, cam tẩu mã, viêm loét giác mạc dẫn đến mù loà,... Đặc biệt, các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng cũng có thể xuất hiện là viêm não - màng não gây chấn thương tuỷ sống. 

Nguy hiểm là vậy, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi mà chủ yếu là phòng ngừa và điều trị các biến chứng cùng các phương pháp tích cực để hồi sức cho bệnh nhân. Do đó, việc phòng bệnh sởi là rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của mọi người, đặc biệt là trẻ em. 

2. Phương pháp phòng bệnh sởi 

2.1. Tiêm phòng

Phương pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất đến thời điểm hiện tại là tiêm vac-xin. Việc tiêm vac-xin phòng bệnh sởi còn có tác dụng trong việc xây dựng và củng cố một hệ miễn dịch bền vững cho trẻ từ khi còn nhỏ. Do đó, các gia đình cần chủ động đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tiêm phòng bệnh theo đúng lịch trình. 

Phương pháp phòng bệnh sởi trong mùa dịch  - Ảnh 2.

Tiêm vac-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi (Ảnh: Internet)

 Việc tiêm vac-xin phòng bệnh sởi thường gồm 2 mũi. Mũi đầu tiên được thực hiện khi trẻ được 9-12 tháng, mũi thứ 2 nhắc lại khi trẻ được 18 tháng. Nếu trẻ đã quá tuổi mà vẫn chưa được tiêm phòng, nên sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn. 

2.2. Cách ly

Đối với các gia đình có người bị bệnh sởi, cần thực hiện cách ly, đặc biệt là đối với trẻ em. Trẻ mắc bệnh sởi cần được nghỉ học để tránh lây lan sang những người xung quanh. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị sởi mà không sử dụng khẩu trang. Trước và sau khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân sởi, cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. 

Phương pháp phòng bệnh sởi trong mùa dịch  - Ảnh 3.

Nên sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc sởi (Ảnh: Internet)

2.3. Giữ gìn vệ sinh

Nhà ở, khu vệ sinh cần được giữ khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát trong mùa dịch, đặc biệt là khi trong gia đình có trường hợp người mắc sởi. Các loại dụng cụ, vật dụng cần được làm sạch trước và sau khi dùng. Không nên dùng chung thìa, đũa, bát,... với bệnh nhân sởi vì virus sởi có khả năng lây lan qua nước bọt của người bệnh. 

2.4. Chăm sóc bệnh nhân tại nhà 

Phương pháp phòng bệnh sởi trong mùa dịch  - Ảnh 4.

Khi điều trị sởi tại nhà, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ (Ảnh: Internet)

Đối với các trường hợp bệnh nhân sởi được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự sử dụng hoặc bỏ thuốc. Hàng ngày, nên vệ sinh mắt, mũi, họng, các vết viêm loét của bệnh nhân bằng nước muối sinh lí, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo để tránh nhiễm trùng.


Tác giả: Bùi Thảo Ngân