Hiện nay, điều trị ung thư thực quản bằng phẫu thuật là phương pháp không còn xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do tại sao phẫu thuật lại được lựa chọn thay vì hoá trị và xạ trị.
Vậy phẫu thuật ung thư thực quản có ưu điểm như thế nào so với các phương pháp khác? Phẫu thuật mang lại hiệu quả điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Thông thường, phẫu thuật phòng ngừa (dự phòng) sẽ được thực hiện trước khi ung thư thực quản trở nên khó kiểm soát.
Phương pháp phẫu thuật này có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ phát triển của ung thư thực quản. Trong phẫu thuật phòng ngừa, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô có nguy cơ cao trở thành tế bào ung thư. Do đó, đây là một trong những lựa chọn tối ưu trong phòng ngừa ung thư thực quản.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật sẽ được sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán ung thư thực quản. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể xác định mức độ phát triển và giai đoạn của bệnh.
Phẫu thuật chẩn đoán còn được biết đến với tên gọi sinh thiết ung thư thực quản. Một số mô sẽ được lấy ra khỏi cơ thể người bệnh để kiểm tra tại phòng thí nghiệm. Các bác sĩ xét nghiệm sẽ sử dụng kính hiển vi để xác định mẫu mô có dấu hiệu của ung thư hay không. Ngoài ra, sinh thiết ung thư còn giúp kiểm tra ảnh hưởng của ung thư đến các hạch bạch huyết.
Phẫu thuật chẩn đoán chính là một trong những cơ sở giúp bác sĩ lựa chọn phương án điều trị. Sau sinh thiết ung thư, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, hoá trị hoặc xạ trị.
Mục tiêu chính của phẫu thuật là loại bỏ các tế bào của bệnh ung thư thực quản. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các khối u và các mô xung quanh đó. Phẫu thuật điều trị ung thư thực quản có thể được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Các khối u vừa bắt đầu hình thành và chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Các khối u này còn được gọi là khối u nguyên phát.
- Bệnh ung thư thực quản có dấu hiệu lan rộng và tác động đến các vị trí khác.
- Bệnh di căn và hình thành các khối u mới (khối u thứ cấp).
Ngoài ra, phẫu thuật còn có tác dụng loại bỏ các mô bình thường xung quanh tế bào ung thư (được gọi là rìa phẫu thuật). Điều này nhằm đảm bảo rằng không có tế bào ung thư nào bị bỏ lại sau phẫu thuật. Bởi nếu các tế bào ung thư không thể được loại bỏ hoàn toàn, chúng có thể khiến bệnh tái phát trở lại. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của phẫu thuật so với các phương pháp khác.
Khi ung thư đã ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ tiến hành loại bỏ các hạch này. Phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết được gọi là phẫu thuật bóc tách hạch. Bởi nếu các hạch bạch huyết chứa ung thư không được loại bỏ thì chúng sẽ khiến các khối u mới hình thành. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân khiến ung thư thực quản di căn sang các bộ phận khác
Trong một số trường hợp khi tất cả các khối u không thể được loại bỏ, phẫu thuật vẫn được chỉ định. Lúc này, phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ càng nhiều mô ung thư càng tốt. Phẫu thuật để giảm số lượng tế bào ung thư trong cơ thể được gọi là phẫu thuật tế bào học. Ngoài ra, phẫu thuật tế bào học cũng sẽ giúp cho hóa trị và xạ trị có hiệu quả hơn.
Nhờ những ưu điểm của mình, phẫu thuật đã trở thành phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư thực quản. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ thực sự hiệu quả nếu bệnh được phát hiện ở các giai đoạn sớm. Do đó, người bệnh hãy có ý thức tự chăm sóc sức khoẻ và đừng nên thờ ơ với nhưng dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhé!