Phương pháp ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản

Phương pháp ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản
Biến chứng viêm phế quản thường nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng. Làm sao để ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản hiệu quả? Đâu là những nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ gặp biến chứng?

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp và tự khỏi. Khi bệnh có biến chứng thường nặng nề và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chi phí khám chữa bệnh, tăng thời gian nằm viện.

1. Ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản

Dưới đây là 6 kinh nghiệm ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản hiệu quả nhất:

- Rửa tay thường xuyên

Hạn chế chạm tay vào mặt, mắt, mũi, miệng để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với các vi khuẩn, virus lây bệnh. Những vi khuẩn, virus gây bệnh cúm thường có khả năng lây nhiễm cực kì cao. Vì vậy, biện pháp ngang ngừa biến chứng viêm phế quản tốt nhất là không để bệnh xảy ra.

Khi mắc bệnh, cần chăm sóc cẩn thận để hạn chế lây lan vi khuẩn ra ngoài cho những người xung quanh. Các biện pháp ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản: nghỉ ngơi tại nhà, rửa thay thường xuyên, ho, hoặc hắt hơi vào khăn tay, hoặc mặt trong của khuỷu tay để hạn chế lây lan vi khuẩn, virus.

- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh

Để không bị lây bệnh, cần cố gắng hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm, cúm hoặc những người có dấu hiệu của bệnh cảm, cúm.

- Không hút thuốc lá và tránh ô nhiễm không khí

Hút thuốc lá, khói bụi ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm phế quản mạn tính. Để ngăn ngừa các biến chứng viếm phế quản mạn tính nặng nề cần ngưng hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm.

- Tiêm ngừa cúm mỗi năm

Với những đối tượng nguy cơ cao dưới đây, ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản hiệu quả nhất là tiêm ngừa bệnh cúm mỗi năm.

Những đối tượng cần được tiêm ngừa cúm:

+ Người lớn tuổi > 65 tuổi

+ Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, không tiêm ngừa cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

+ Phụ nữ mang thai

+ Bệnh nhân hen, COPD, các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.

- Sử dụng khẩu trang

Để bảo vệ lá phổi và ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản, cần sử dụng khẩu trang che kín mũi và miệng. Đặc biệt khi làm việc với: màu sơn, hoặc những vật liệu có nặng mùi, trong môi trường làm việc nhiều khói bụi, hoặc đơn giản là khi ở nơi đông người.

Phương pháp ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản  - Ảnh 2.

- Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm

Có rất nhiều các bệnh lý có triệu chứng tương tự như viêm phế quản như hen hoặc bệnh dị ứng. Vì vậy để điều trị sớm bệnh và ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản cần đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường.

2. Những người có nguy cơ cao gặp biến chứng

Dưới đây là những bệnh nhân có nguy cơ cao diễn tiến đến viêm phổi. Khi có bất kì dấu hiệu nào dưới đây cần đến gặp bác sĩ sớm để điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản:

- Trẻ em dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi

- Di chứng tai biến mạch máu não

- Nuốt khó

- Tiền sử mắc bệnh hen, xơ cứng bì, đái tháo đường, suy tim, hoặc những bệnh lý mạn tính khác.

- Hiện đang nằm 1 chỗ.

- Uống thuốc gây ảnh hưởng hệ miễn dịch: lupus ban đỏ hệ thống, HIV/AIDS,..

- Đang mắc ung thư và đang điều trị

- Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích

- Nghiện rượu

Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất trong cả bệnh viêm phế quản cấp tính và mạn tính. Viêm phổi ở những người già, trẻ em hoặc có bệnh lý nền thường rất nguy hiểm, dễ đi vào suy hô hấp và tử vong. Vì vậy, ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản từ đầu là rất cần thiết. Không những không để bệnh xảy ra mà còn giúp giảm biến chứng, tránh gây ra những nguy hiểm lâu dài.

Các biện pháp ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản rất đơn giản, dễ thực hiện: rửa tay thường xuyên, không hút thuốc lá, giữ ấm cơ thể, tránh stress….


Tác giả: Hồng Phượng