Bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để điều trị các phản ứng dị ứng. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn cơ thể bạn tạo ra histamine.
Một số thuốc kháng histamine không kê đơn phổ biến bao gồm:
- Fexofenadine (Allegra).
- Diphenhydramine (Benadryl).
- Desloratadine (Clarinex).
- Loratadine (Claritin).
- Levocetirizine (Xyzal).
- Cetirizine (Zyrtec).
Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng histamine để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Hãy đảm bảo rằng, các thuốc chống dị ứng này không tương tác với các loại thuốc khác trẻ đang sử dụng, hoặc ảnh hưởng đến các bệnh lý khác.
Sử dụng thuốc thông mũi để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, thường không quá 3 ngày. Thuốc giúp giảm nghẹt mũi và áp lực xoang. Sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian dài có thể gây ra hiệu ứng phụ thuộc thuốc, nghĩa là một khi bạn dừng thuốc thì các triệu chứng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Một số loại thuốc thông mũi phổ biến bao gồm:
- Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin).
- Pseudoephedrine (Sudafed).
- Phenylephrine (Sudafed PE).
- Cetirizin cùng Pseudoephedrine (Zyrtec-D).
Nếu trẻ có vấn đề về tim, có tiền sử đột quỵ, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ , huyết áp cao hoặc các vấn đề về bàng quang , hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác trong một thời gian ngắn. Khác với thuốc thông mũi, một số thuốc xịt mũi chứa corticosteroid có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc trong thời gian dài.
Hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo bạn đang dùng thuốc phù hợp với các triệu chứng của trẻ. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn xác định sản phẩm nào được sản xuất để sử dụng ngắn hạn và sản phẩm nào được thiết kế để sử dụng lâu dài.
Nếu như trẻ bị dị ứng quá nặng, thì phương pháp tiêm thuốc dị ứng là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em được khuyến khích. Tiêm miễn dịch có thể được thực hiện song song với thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Những mũi tiêm này làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn với các chất gây dị ứng cụ thể theo thời gian. Do vậy, đây là kế hoạch điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em lâu dài.
Bác sĩ sẽ tiêm các tác nhân gây dị ứng từ 1 - 3 lần mỗi tuần, trong khoảng 3 - 6 tháng để cơ thể dần quen với chất gây dị ứng trong mũi tiêm. Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ cần được tiêm nhắc lại mỗi 2 - 4 tuần trong suốt 3 - 5 năm. Dần dần các triệu chứng dị ứng sẽ ít nghiêm trọng hơn, thuyên giảm và biến mất hoàn toàn. Đây là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em tận gốc, nhưng đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân.
Một số trẻ em có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng với chất gây dị ứng trong mũi tiêm. Do vậy, bệnh nhân cần ở lại viện khoảng 45 phút sau khi tiêm miễn dịch để phòng tránh rủi ro.
SLIT là phương pháp đặt một viên thuốc chứa hỗn hợp một số chất gây dị ứng dưới lưỡi của trẻ. Nó hoạt động tương tự như mũi tiêm miễn dịch. Đây là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em có liên quan đến phấn hoa, động vật và mạt bụi. Trẻ cần sử dụng thuốc thường xuyên, trong khoảng thời gian được xác định bởi bác sĩ.
SLIT cần được thực hiện và theo dõi tại các cơ sở y tế, bởi loại thuốc này có thể gây sốc phản vệ. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm ngứa ở miệng hoặc kích thích tai và họng.
Nhìn chúng cha mẹ không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng nếu như không có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.