Viêm họng là bệnh lí phổ biến thường rất dễ mắc phải. Môi trường sống và thời tiết là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bệnh. Một số triệu chứng thường gặp là: Ho khan, đau họng, ngứa họng, sốt, xuất hiện đờm… Ngoài các triệu chứng nêu trên thì người mắc phải viêm họng còn có thể xuất hiện một vài biểu hiện khác như: Cơ thể mệt mỏi, kèm theo sổ mũi, hắt hơi, khô họng, mất tiếng, chán ăn,.…
Người bị viêm họng mãn tính thường bị các đợt viêm họng cấp nhiều lần trong năm, yếu tố nguy cơ thường gặp ở người bị trào ngược acid dạ dày, giáo viên, người làm nghề liên quan đến thanh nhạc, người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường không khí nhiều khói bụi, dân văn phòng những người làm việc quen với điều hòa máy lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai cho con bú, người có sức đề kháng yếu,…
Tình trạng viêm họng mãn tính khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ (do ho kéo dài vào ban đêm), ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu dùng thuốc kháng sinh không có kiểm soát, sẽ có nguy cơ bị nhờn thuốc. Mỗi đợt cấp của viêm họng, có thể bội nhiễm dẫn đến viêm thanh quản, khí, phế quản, hoặc viêm amidan, viêm họng mủ cấp.
- Viêm họng mãn tính có chữa được hay không?
Với vấn đề này chúng tôi xin được khẳng định "Viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể chữa được dứt điểm". Điều quan trọng là bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh mà bản thân mình đang mang.
Để điều trị viêm họng mãn tính thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ được nguyên nhân đó. Dựa trên cơ sở này, có các phương pháp điều trị viêm họng mãn tính sau:
+ Điều trị dứt điểm viêm xoang, viêm amidan hay các hội chứng trào ngược để có thể loại bỏ được bệnh viêm họng mạn tính.
+ Áp dụng biện pháp điều trị viêm họng mãn tính tại chỗ như bôi và súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc, kiềm tính và có tác dụng giảm viêm, giảm đau.
+ Đối với viêm họng thể teo thì bệnh nhân nên bôi và súc họng với thuốc có iod loãng hoặc thuốc dầu hay nước khoáng. Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch vùng này, tránh bệnh viêm họng mạn tính nặng thêm.
+ Để điều trị các triệu chứng của viêm họng mạn tính, người bệnh có thể sử dụng thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc kháng viêm và các loại thuốc chống dị ứng.
Ngoài ra, cũng có thể cho người bệnh sử dụng thuốc ho thảo dược để giảm những cơn ho gây khó chịu có họng.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần có những biện pháp phòng ngừa như:
Điều trị viêm họng mãn tính dứt điểm, những chứng viêm nhiễm đường hô hấp để chúng không thể biến chứng và gây viêm họng. Cụ thể là những chứng bệnh như: Viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi dị ứng…
Tránh tiếp xúc với những yếu tố được cho là tác nhân dễ gây viêm họng như khói bụi, lông thú, thời tiết, mỹ phẩm, thuốc tân dược…
Hạn chế sử dụng những sản phẩm có chứa chất kích thích như các gia vị cay nóng, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cà phê, thuốc lá, bia rượu, các loại đồ uống có ga.…
Mỗi khi ra đường hay làm việc trong môi trường độc hại – mùi hóa chất, khói bụi các bạn nên nên đeo khẩu trang để bảo vệ mũi miệng.
Trong điều kiện thời tiết lạnh, các bạn nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và ngực.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý bảo đảm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, uống đủ nước (chú ý nên sử dụng nước ấm) và tích cực bổ sung các vitamin A, C, D.
Định kỳ khám sức khỏe, hoặc ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cần đến gặp ngay những người có chuyên môn để được điều trị viêm họng mãn tính kịp thời. Đặc biệt cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo đúng phác đồ mà các bác sĩ đã chỉ định. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng kết hợp thêm những bài thuốc dân gian để chữa trị sẽ giúp hiệu quả của quá trình chữa bệnh được nâng cao hơn.