Phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 thường là phẫu thuật trước và kết hợp với hóa trị và xạ trị để không tái phát.
Bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng giai đoạn 2 đồng nghĩa với việc lúc này khối u đã phát triển sâu hơn vào thành ruột so với sự phát triển của khối u ở giai đoạn 1. Lúc này khối u có khả năng đẩy nhanh hơn vào các mô và hạch lân cận (nhưng chưa thể di căn đến hạch bạch huyết).
- Rối loạn hệ bài tiết: Bị táo bón hoặc phân lỏng kéo dài
- Đi ngoài phải rặn, đau. Phân đi có dịch nhầy màu đen có lẫn máu tươi và liên tục có cảm giác muốn đi đại tiệnau và phải mót rặn khi đi ngoài, phân lầy nhầy kèm theo mũi máu, đi xong nhưng vẫn muốn tiếp tục rặn
- Thuốc kháng sinh lúc này không còn tác dụng
- Máu lẫn trong phân có thể chuyển màu sẫm như tiết gà
- Bụng đau quặn liên tục
- Giảm cân không rõ lý do
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 được điều trị như thế nào? (Ảnh: Internet)
Để điều trị bệnh ung thư trực tràng trong giai đoạn 2, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân áp dụng hóa trị và xạ trị (trước và sau phẫu thuật) cùng với một trong ba kỹ thuật dưới dây:
- Phẫu thuật cắt trực tràng qua tầng sinh môn và ngã bụng
- Phẫu thuật cắt trước
- Phẫu thuật đoạn chậu
Một số dạng ung thư trực tràng giai đoạn 2 có khả năng tái phát cao. Vì thế mà khối u sau khi được lấy ra sẽ được chuyển đến kiểm tra trong phòng thí nghiệm để các bác sĩ quan sát và dự đoán về dấu hiệu có thể tái phát như thế nào.
Nếu được chuẩn đoán bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát cao, thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân áp dụng hóa trị và xạ trị kết hợp để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
Tiên lượng sống của ung thư trực tràng giai đoạn 2 khi được điều trị thành công còn khoảng 75%.
Xem thêm:
Biểu hiện của ung thư trực tràng di căn
Tổng hợp