Phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn và cách ngừa ung thư tái phát

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn và cách ngừa ung thư tái phát
Để điều trị ung thư dạ dày di căn, các bác sĩ vẫn có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc dùng các liệu pháp bổ sung nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Ung thư dạ dày di căn là trường hợp bệnh ung thư đã diễn biến nặng và điều trị giai đoạn này là một bài toán khó đối với các bác sĩ. Thực tế, điều trị ung thư dạ dày di căn chỉ giúp người bệnh bớt đau đớn và kéo dài thời gian sống. Mọi hy vọng sống lúc này chỉ phụ thuộc vào ý chí và nghị lực sống của chính bệnh nhân. 

Theo thống kê, ung thư dạ dày có tiên lượng sống chỉ 4-5%, tức là người bệnh chỉ có cơ hội sống không quá 5 năm nếu không điều trị kịp thời. 

Điều trị ung thư dạ dày di căn, các bác sĩ vẫn có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc dùng các liệu pháp bổ sung nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

1. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn 

- Phẫu thuật: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong việc điều trị ung thư dạ dày di căn. Ở giai đoạn đầu, phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn khối u và tiên lượng sống cho bệnh nhân lên đến 100%. Tuy nhiên vào giai đoạn di căn, khối u đã vượt ra khỏi dạ dày và xâm lấn sang các bộ phận khác thì việc phẫu thuật sẽ phức tạp hơn nhiều. 

- Xạ trị: Xạ trị hay tia xạ, là phương pháp sử dụng các tia X có năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư và ngăn chúng sinh sản. Xạ trị thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật và hóa trị liệu, trước hoặc sau phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u hay tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại mà mắt thường không nhìn thấy được. 

- Hóa trị: Hóa trị cũng là một phương pháp có thể làm hạn chế khối u di căn,  tuy nhiên đây là phương pháp đáp ứng kém, thường được sử dụng để hỗ trợ giảm kích thước khối u và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân không thể phẫu thuật. 

2. Có nên điều trị ung thư dạ dày di căn bằng thuốc nam?

Hầu hết các bệnh nhân cho rằng, khi bệnh viện trả về tức là không còn cơ hội điều trị, do vậy rất nhiều gia đình bệnh nhân đã áp dụng những phương pháp điều trị bằng thuốc nam. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc nam bừa bãi vì thực tế, thuốc nam chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, việc tùy ý sử dụng có thể khiến bệnh nặng hơn. 

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị, chăm sóc cơ thể và tăng sức đề kháng. Các bài thuốc điển hình như: hoàng kỳ, sài hồ, mạch môn, nhân sâm, tam thất, xích thược... 

3. Phòng ngừa ung thư dạ dày tái phát như thế nào

Trong trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình điều trị và sau điều trị có kết quả tốt cũng không nên chủ quan bởi tế bào ung thư có thể tái phát bất kỳ lúc nào, 5 năm hay 10 năm đều có thể xảy ra. Do vậy, bệnh nhân và người thân cần chú ý chăm sóc sức khỏe sau điều trị, tuân thủ phác đồ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Chuyên gia khuyên bạn phòng ngừa ung thư dạ dày tái phát bằng những cách sau đây:

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ dinh dưỡng: Trong bữa ăn, nên cho bệnh nhân ăn nhiều trái cây và rau xanh, bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao sức đề kháng. Bệnh nhân nên ăn thành nhiều bữa, chia thành các bữa nhỏ, ăn nhạt và không được bỏ bữa. Trường hợp không ăn được, người nhà cần có biện pháp truyền chất dinh dưỡng hoặc nối ống dẫn thức ăn vào thực quản theo chỉ định của bác sĩ. 

- Chế độ sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi: Tránh suy nghĩ tiêu cực, stress, ám ảnh về bệnh tật có thể khiến bệnh nhân tái phát ung thư hoặc làm tế bào ung thư tiến triển nhanh hơn. Ngoài ra, bệnh nhân nên tập luyện mỗi ngày, không nên nằm hoặc ngồi một chỗ. 

- Tuyệt đối tránh xa với hóa chất hoặc môi trường độc hại bởi đây là tác nhân gây đột biến gen dẫn đến ung thư hoặc khiến bệnh ung thư tái phát nhanh hơn. 


Tác giả: TMH