Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Để điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì áp dụng phương pháp nào mới chuẩn và nhanh nhất là câu hỏi của nhiều người đặt ra và dưới đây chính là câu trả lời chính xác nhất.

1. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là khi lõi bên trong một đĩa ở đốt sống cổ thoát vị hoặc rò rỉ ra khỏi đĩa và đè lên một gốc thần kinh lân cận. 

Theo như các nhà khoa học thì các đĩa ở đốt sống không lớn nhưng cũng không có nhiều không gian chứa các dây thần kinh, do đó dù thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhỏ nhưng cũng có thể đè lên các dây thần kinh và gây ra cơn đau nghiêm trọng.

Khi các bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, họ sẽ làm xét nghiệm vật lý và một số xét nghiệm khác. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bệnh nhân. Một số xét nghiệm thường sẽ được sử dụng như:

- Tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI - phương pháp xét nghiệm đơn lẻ tốt nhất giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm.

- Chụp CT scan tủy - đây là phương pháp mà đôi khi bác sĩ cũng sử dụng khi muốn chấn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ vì nó nhạy hơn và có thể chẩn đoán được những trường hợp khó nhận biết. Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì sẽ tùy theo biểu hiện và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà sử dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị bảo tồn: Các phương pháp vật lý trị liệu, Xoa bóp bằng tay, Kéo giãn cột sống cổ

Điều trị phẫu thuật khi bệnh ở giai đoạn nặng không thể can thiệp bằng điều trị nội khoa.

Bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân không tự ý điều trị mà phải tuân theo phác đồ của bác sĩ.

2. Những đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Theo các bác sĩ thì bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở nhóm tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

Nhưng bạn lại có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và đặc biệt hãy tham khảo từ bác sĩ để biết thêm thông tin để áp dụng 1 cách hiệu quả nhất.

3. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?

Thực tế có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như: Ít tập thể dục, thường xuyên sử dụng thuốc lá, không đủ chất dinh dưỡng... cũng sẽ làm tăng đáng kể đến tình trạng lão hóa của đĩa đệm.

Và khi bị lão hóa thì những thay đổi sinh hóa tự nhiên khiến đĩa đệm của bạn dần bị khô, ảnh hưởng đến độ bền và khả năng phục hồi đĩa.

Và chính những tư thế ngồi, đi, đứng xấu cũng có thể làm cho cột sống cổ thêm căng thẳng, khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.


Tác giả: Thanh Thanh