Sâu răng là bệnh phá huỷ cấu trúc răng do các loại vi khuẩn gây ra, gồm: các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces. Vi khuẩn gây sâu răng thường trực trong miệng và phát triển trong môi trường có các carbohydrate lên men được như đường sucrose, fructose và glucose.
Nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là do một thói quen sinh hoạt không khoa học (làm sạch răng không đúng cách) cùng một chế độ ăn không lành mạnh (ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh, socola, sữa, nước ngọt,...). Đây là điều kiện lí tưởng để các loại vi khuẩn tấn công răng, gây ra các tổn thương.
Các biểu hiện của sâu răng thường gặp là: thường xuyên đau nhức răng, răng nhạy cảm với nhiệt độ, chảy máu chân răng, răng đổi màu, xuất hiện lỗ sâu,.... Khi có các triệu chứng này, việc điều trị sâu răng được tiến hành càng sớm thì càng có hiệu quả cao.
Khi men răng chưa bị phá vỡ, có thể điều trị sâu răng bằng fluoride (Ảnh: Internet)
Đọc thêm:
- 10 dấu hiệu nhận biết sâu răng và cách chữa trị
- Tác hại khôn lường của răng khôn mọc lệch
Nếu được phát hiện sớm khi lớp men răng chưa bị phá với, việc điều trị sâu răng có thể xử lý bằng fluoride (có trong nước máy, kem đánh răng, nước súc miệng,...). Khi các tổn thương ở răng đã lớn hơn, có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để điều trị sâu răng và giảm sự đau nhức, khó chịu.
Đây là hai nguyên liệu có tính sát khuẩn và kháng viêm cao.
Trong tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin chống lại các loại vi khuẩn, chống viêm nhiễm. Để làm giảm cảm giác đau, nghiền nát tỏi và trộn cùng một chút muối và đắp lên vùng răng bị tổn thương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát gừng và đắp lên vùng răng sâu tương tự như với tỏi.
Dầu đinh hương và dầu oliu có khả năng điều trị sâu răng (Ảnh: Internet)
Trong khi đinh hương có khả năng gây tê, sát khuẩn và giảm đau hiệu quả thì dầu oliu lại có công dụng giảm sưng viêm. Trộn dầu đinh hương và dầu oliu theo tỉ lệ 2:1 và bôi lên vùng răng, nướu bị viêm 3-4 lần/ngày để điều trị sâu răng.
Một vài lá húng quế nghiền nát trộn với một chút hạt tiêu đen tới khi thành hỗn hợp sệt sẽ có tác dụng giảm đau tại vùng răng bị sâu.
Đây là phương pháp điều trị sâu răng dân gian an toàn và không có tác dụng phụ. Sử dụng một chút bột nghệ đặt vào vùng răng bị sâu sẽ làm cảm giác đau giảm rõ rệt.
Hoa cúc là loại thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là sâu răng. Sử dụng cánh hoa cúc để nhai trực tiếp hoặc ngâm rượu là bài thuốc để chữa sâu răng.
Sử dụng hoa cúc để nhai trực tiếp hoặc ngâm rượu giúp điều trị sâu răng (Ảnh: Internet)
Rượu hoa cúc được ngâm 7-10 ngày theo tỉ lệ 5 bông hoa cúc : 0,5 lít rượu. Sau đó, súc miệng mỗi sáng và tối bằng dung dịch này để diệt khuẩn và làm giảm cơn đau.
Trà xanh có công dụng tuyệt vời trong việc kháng viêm và giảm đau. Tuy không có công dụng trong việc điều trị sâu răng khỏi hoàn toàn, nhưng súc miệng bằng nước trà xanh lại giúp tiêu diệt vi khuẩn và cắt cơn đau răng nhanh chóng.
Với công dụng gây tê tại chỗ tạm thời, lá bạc hà có khả năng làm giảm cơn đau nhanh chóng mà không có tác dụng phụ hay biến chứng nào. Súc miệng khoảng 2-3 phút bằng lá bạc hà giúp cơn đau nhanh chóng biến mất và để lại một hơi thở thơm mát.
Lá bạc hà làm giảm cơn đau răng, giúp hơi thở thơm mát (Ảnh: Internet)
Trên đây là các công thức điều trị sâu răng và làm giảm đau răng với nguyên liệu có sẵn trong căn bếp của bạn. Nếu các phương pháp từ tự nhiên không phát huy tác dụng, người bị sâu răng nên sớm tới gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.