Các biến chứng của bệnh cảm lạnh có thể kể đến viêm phổi; viêm thanh quản; viêm cơ tim, loạn nhịp và ngừng tim; biến chứng ở não. Tùy theo mỗi dạng biến chứng mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và loại viêm phổi mà áp dụng phương pháp điều trị viêm phổi khác nhau. Cụ thể:
Viêm phổi do virus: Khuyến cáo điều trị thường là nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Viêm phổi do vi khuẩn: Trường hợp này các bác sĩ thường điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên người bệnh cần chắc chắn hoàn thành toàn bộ liều thuốc kháng sinh.
Viêm phổi do Mycoplasma: Pneumonias Mycoplasma thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Viêm phổi do nấm: Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm nếu bị viêm phổi do một loại nấm nào đó.
Để điều trị viêm thanh quản do biến chứng của bệnh cảm lạnh, các Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tại chỗ: Thông thường sẽ là xông, khí dung thanh quản bằng các thuốc kháng sinh như Alpha chymotripsine hay Hydrocortisone; hoặc kết hợp sử dụng các thuốc giảm phù nề, giảm viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị toàn thân: Sử dụng các thuốc chống viêm dạng men (lysozym, alpha chymotrypsine,...) hoặc thuốc chống viêm steroid (methylprednisolon, prednisolon, dexamethasone...) tùy từng trường hợp bệnh.
Áp dụng liệu pháp luyện giọng: Dựa vào mức độ tổn thương giọng mà các cán bộ ý tế sẽ cùng người bệnh tìm ra phương thức luyện giọng thích hợp để bảo vệ thanh quản cũng như cải thiện giọng nói.
Phương pháp phẫu thuật: Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả thì người bệnh hạt xơ dây thanh, viêm phế quản bị phù Reinke, viêm thanh quản mãn tính hay bị biến chứng các bệnh lý về khối u thanh quản được chỉ định phẫu thuật
Để điều trị viêm thanh quản do biến chứng của bệnh cảm lạnh, các Bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định nghỉ ngơi và dùng thuốc kê toa để chống lại nhiễm trùng gây viêm cơ tim trong quá trình hồi phục tim. Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh.
Trường hợp biến chứng của bệnh cảm lạnh ở cơ tim thuộc dạng hiếm như viêm cơ tim eosinophilic, tế bào khổng lồ, để điều trị viêm cơ tim… bệnh nhân có thể dùng corticoid hoặc thuốc khác để phòng ngừa các phản ứng của hệ miễn dịch. Nếu nguyên nhân bởi bệnh mãn tính, điều trị là hướng đến các căn bệnh tiềm ẩn.
Trường hợp tim yếu, nhịp tim đập nhanh do biến chứng của bệnh cảm lạnh hoặc bất thường do viêm cơ tim, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc để điều chỉnh nhịp tim như Ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể ramipril (Altace) hoặc angiotensin II (ARB) hay Beta blockers.
Thuốc lợi tiểu (furosemide (Lasix,..) làm giảm natri và dịch.
Trong một số trường hợp nặng của viêm cơ tim, việc điều trị có thể dùng thuốc tĩnh mạch (IV), Máy bơm vào động mạch chủ, Tim nhân tạo tạm thời (thiết bị hỗ trợ tâm thất), Tăng hàm lượng oxy trong máu (ECMO hoặc oxy hóa màng extracorporeal).
Trường hợp nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể xem xét cấy ghép tim khẩn cấp.
Hội chứng Reye là một trong những biến chứng của bệnh cảm lạnh, do đây là một trong những biến chứng nặng nên người bệnh sẽ được theo dõi sát huyết áp, các đặc điểm khác và được điều trị cụ thể như sau:
Các thuốc ngăn ngừa chảy máu.
Uống thuốc lợi tiểu: Có tác dụng làm tăng mất nước qua đường tiểu và giảm áp lực nội sọ.
Tiêm tĩnh mạch glucose và điện giải pháp
Uống thuốc chống động kinh nhằm phòng tránh cơn động kinh xảy ra.
Nếu người bệnh khó thở, có thể hỗ trợ bằng máy thở.