Phương pháp điều trị bệnh sởi an toàn, hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh sởi an toàn, hiệu quả
Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Việc thực hiện các phương pháp điều trị bệnh sởi đúng cách giúp hạn chế các biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân

1. Khi nào cần tiến hành điều trị bệnh sởi?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Virus sởi lây lan trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp khi người không mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng của bệnh nhân hoặc hít phải virus sởi được phát tán trong không khí.

Phương pháp điều trị bệnh sởi an toàn, hiệu quả - Ảnh 1.

Trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm vac-xin phòng bệnh sởi (Ảnh: Internet)

Đối tượng mắc bệnh sởi là người chưa có miễn dịch với bệnh do chưa tiêm chủng đầy đủ và chưa từng mắc bệnh, phổ biến nhất là trẻ em dưới 15 tuổi. Nhiệt độ thay đổi kết hợp với độ ẩm không khí thấp là điều kiện lí tưởng để virus sởi lây lan mạnh mẽ.

Phương pháp điều trị bệnh sởi an toàn, hiệu quả - Ảnh 2.

Việc điều trị bệnh sởi được thực hiện sớm sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Việc điều trị bệnh sởi nếu không được thực hiện sớm có thể gây ra các tổn thương cho đường hô hấp hoặc hệ thần kinh như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, viêm màng não,... có thể dẫn đến tử vong. Một số biến chứng của bệnh sởi ở mắt là nguyên nhân gây mù loà...

2. Điều trị bệnh sởi

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh sởi, việc điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và điều trị các biến chứng nặng do sởi gây ra. Do đó, việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể:

2.1. Người mắc sởi cần được cách ly

Virus sởi có khả năng khuếch tán rất nhanh và mạnh (một người mắc sởi có thể lây lan sang 20 người khác), đồng thời làm sức đề kháng của bệnh nhân yếu đi rất nhiều. Do đó, điều trị bệnh sởi cần được thực hiện từ việc cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo hoặc lây bệnh sang những người xung quanh.

Phương pháp điều trị bệnh sởi an toàn, hiệu quả - Ảnh 3.

Người đang điều trị bệnh sởi cần được cách li, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng (Ảnh: Internet)

2.2. Hạ sốt

Sốt là một trong những triệu chứng tiêu biểu của bệnh sởi, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Để hạ thân nhiệt, có thể sử dụng paracetamol kết hợp với các phương pháp vật lý như chườm mát, lau người bằng nước ấm,... Ngoài ra, việc bù nước, bù điện giải cho bệnh nhân sởi cũng rất cần thiết. 

Phương pháp điều trị bệnh sởi an toàn, hiệu quả - Ảnh 4.

Có thể hạ sốt bằng paracetamol và các phương pháp vật lý: chườm mát, lau người,... (Ảnh: Internet)

2.3. Tăng cường chất dinh dưỡng

Bệnh nhân sởi cần được bổ sung chất dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi và lại sức. Đặc biệt, cần tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin A vì khi loại vitamin này bị thiếu hụt, nguy cơ trẻ mắc bệnh sởi bị mất thị lực là rất cao.

2.4. Vệ sinh mũi, họng, mắt thường xuyên

3. Điều trị các biến chứng

Đối với các trường hợp bị sởi nặng, nguy cơ xảy ra biến chứng là rất cao. Lúc này, việc sử dụng các loại thuốc và các thủ thuật y khoa cần phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Để chống co giật, bác sĩ thường chỉ định sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch với Phenobarbital 10-20mg/kg pha trong Glucose 5%.

Đối với các trường hợp có nguy cơ phù não, bệnh nhân thường được đặt nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng, áp dụng phương pháp thở oxy qua mask hoặc thở CPAP. Một số trường hợp được chỉ định đặt nội khí quản hoặc máy thở khi điểm Glasgow giảm xuống mức nhất định. 

Phương pháp điều trị bệnh sởi an toàn, hiệu quả - Ảnh 5.

Khi có các dấu hiệu phù não, suy hô hấp, việc điều trị bệnh sởi có thể được chỉ định thở oxy, đặt nội khí quản hoặc thở máy (Ảnh minh hoạ: Internet)

Để chống suy hô hấp do phù phổi hoặc viêm màng não, bác sĩ thường tiến hành thông đường thở để hút sạch đờm rãi, cho thở oxy, đặt nội khí quản quản hoặc thở máy.

Ngoài ra, khi bệnh nhân có biểu hiện rối loạn ý thức, nên được sử dụng Dexamethasone 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày. 

>>> Tham khảo thêm: Bệnh sởi là gì?

Việc điều trị bệnh sởi nếu không được thực hiện đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó, khi có những dấu hiệu mắc sởi, cần tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tổng hợp

Tác giả: Bùi Thảo Ngân