Các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch (tầm soát ung thư)

Các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch (tầm soát ung thư)
Các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch hay còn gọi là ung thư lymphoma - một dòng của ung thư máu bao gồm: siêu âm, sinh thiết, chụp cộng hưởng từ,...

Là một căn bệnh nguy hiểm, mỗi năm số người mắc ung thư hạch tăng 7.5%, ước tính có đến 350.000 người mắc bệnh/năm, trong đó, có hơn 200.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu phát hiện ung thư hạch sớm, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi và kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, đa phần các bệnh nhân biết mình mắc bệnh khi cơ thể đã bước vào giai đoạn nặng, có những biểu hiện, triệu chứng thể hiện ra ngoài nhiều.

Một trong những nguyên nhân khiến việc phát hiện ung thư hạch muộn là do những dấu hiệu không rõ ràng, không gây đau đớn của bệnh. 

Để chủ động phòng, chữa bệnh, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và thực hiện các phương pháp tầm soát, phát hiện ung thư hạch hiện nay.

1. Kiểm tra siêu âm

Đây là phương pháp thường dùng để phát hiện ung thư hạch nếu như các hạch bạch huyết xuất hiện có đường kính lớn hơn 2cm. Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế đó là không phát hiện được nguyên nhân vì sao hạch bạch huyết tăng lên để tìm cách giảm thiểu tình trạng bệnh.

Kiểm tra siêu âm phát hiện ung thư hạch còn có thể kiểm tra tình trạng gan tỳ sưng hay khối u trong gan tỳ. Phương pháp này là cách thường dùng trong tầm soát ung thư nói chung.

2. Chụp cộng hưởng MRI, chụp CT và kiểm tra âm thanh, hình ảnh

Chụp cộng hưởng MRI, CT có thể giúp bác sĩ phát hiện ra mức độ tổn thương của hạch bạch huyết, tình trạng của gan tỳ trong ngực, màng bụng, treo ruột. 

Nếu thông qua các hình ảnh chụp được xuất hiện các khối u, bước tiếp theo bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để có kết quả chính xác nhất và đưa ra kết quả cuối cùng ung thư hạch lành tính hay ác tính. 

Phương pháp phát hiện ung thư hạch này phù hợp với những người có dấu hiệu hạch bạch huyết sưng to.

3. Sinh thiết khối u

Phương pháp sinh thiết khối u được xem là cách phát hiện ung thư hạch chính xác nhất. Bác sĩ chỉ định lấy hạch tại cổ, nách và kiểm tra các chỉ số bệnh lý của hạch bạch huyết, từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh.

4. Xét nghiệm máu

Phương pháp này chỉ có thể phát hiện ung thư hạch không Hodgkin do thể ung thư hạch này có số tế bào bạch cầu nhiều hơn bình thường, tế bào hạch tương đối nhiều.

5. Sinh thiết tủy

Sinh thiết tủy là phương pháp cần được sử dụng ít nhất 1 lần để chẩn đoán phát hiện ung thư hạch, giúp kiểm tra chính xác xem ung thư hạch có phải ác tính hay không.

Chẩn đoán ung thư hạch là bước vô cùng quan trọng, nếu đã có một số triệu chứng ung thư hạch thì thay vì lo lắng, bạn nên đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra và có kết quả chính xác nhất.

Ung thư hạch khó có thể điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật, nhất là khi các khối u hạch chèn lên dây thần kinh, sát mạch máu lớn. 

Để chuẩn bị và chủ động bảo vệ sức khỏe, bạn nên khám định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh.


Tác giả: Thu Hoa