Bệnh ung thư khí quản thường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trong đó có chứng hẹp khí quản. Nguyên nhân là do các khối u phát triển và chèn ép lên khí quản khiến cho bệnh nhân tắc thở, thậm chí dẫn đến tử vong.
Dưới đây là các phương pháp thường được sử dụng để khắc phục tình trạng hẹp khí quản của bệnh nhân ung thư khí quản.
Hẹp khí quản là biến chứng thường thấy ở những người có khí quản bị tổn thương nặng nề như bệnh nhân ung thư khí quản, u nguyên phát khí quản, hoặc những người đã trải qua xạ trị ung thư vùng cổ, hoặc do bẩm sinh.
Những bệnh nhân bị ung thư khí quản sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị khiến cho khí quản và các cơ quan xung quanh bị xơ cứng, thiếu dưỡng chất, nếu không có phương pháp chăm sóc hậu điều trị hợp lý có thể gây ra hoại tử sau mổ gây mục miệng nối rất cao. Để giải quyết những khó khăn này, các bác sĩ đã sử dụng vạt mạc nối lớn dưới bụng luồn sau xương ức kéo lên cổ rồi phủ lên trên khí quản để bảo vệ và tăng cường dinh dưỡng cho miệng nối.
Ảnh: Internet
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt toàn bộ khối u, loại bỏ phần chít hẹp để giải phóng đường thở, sau đó tạo hình khí quản đối với những bệnh nhân hẹp khí quản do u khí quản nguyên phát hoặc u ở các cơ quan lân cận xâm lấn vào khí quản. Một trong những kỹ thuật khó thực hiện nhất của phẫu thuật lồng ngực theo như các chuyên gia đánh giá đó là kỹ thuật cắt nối và tạo hình khí quản. Bởi lẽ có đoạn khí quản nằm trong lồng ngực, tiếp giáp với những mạch máu lớn, thực quản, hệ thống thần kinh, nếu thực hiện không chuẩn xác dễ dẫn tới biến chứng như bệnh nhân bị mất tiếng hoặc gây chảy máu thực quản.
Với phương pháp này, ngay khi còn nằm trên bàn mổ, bệnh nhân có thể được bỏ nội khí quản và có thể nói được ngay sau khi mổ. Bệnh nhân sẽ được xuất viện chỉ sau 7 đến 10 ngày. Ngoài việc điều trị triệt để đoạn khí quản bị chít hẹp, cắt bỏ tận gốc khối u thì một ưu điểm vượt trội của kỹ thuật này là tỷ lệ tái phát bệnh chỉ còn 5%. Trước đây, khi chưa áp dụng phương pháp này, tỷ lệ tái phát bệnh thường rất cao do sử dụng các kỹ thuật truyền thống như nong, đốt laser, sóng cao tần.
Đến nay tại Việt Nam kỹ thuật đặt stent trong điều trị hẹp khí quản mặc dù chưa được áp dụng phổ biến nhưng đã có những kết quả rất khả quan. Từ nhiều năm trước, stent đã được sử dụng để làm khí quản hẹp trở nên rộng hơn, giúp thông khí và giải phóng đờm nhớt, hạn chế biến chứng xẹp phổi và nhiễm trùng. Tuy nhiên, trước đây stent thường được làm bằng nhựa có tráng silicone đơn giản. Hiện nay, stent đã được lót kim loại nên chắc chắn và bảo đảm hơn.
Ảnh: Internet
Stent điều trị hẹp khí quản mặc dù vẫn có những biến chứng nhưng có ưu điểm như ít xâm lấn, khả năng phục hồi sau mổ sớm hơn, đặc biệt có thể áp dụng khi có tổn thương hẹp đoạn dài mà không dùng các biện pháp khác được.
Hai phương phương trên đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho người bệnh ung thư khí quản khi bị hẹp khí quản. Bởi hẹp khí quản do ung thư là biến chứng phổ biến gây tắc thở và dẫn đến tử vong rất nhanh.
Theo Kinh tế và Đô thị