Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn cụ thể

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn cụ thể
Ngoài bỏ thuốc lá và tiêm ngừa các loại vắc-xin liên quan đến hệ hô hấp, cần có phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn.

Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn tính (COPD), bạn sẽ có những triệu chứng như khó thở, tức ngực, ho và thở khò khè. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị COPD đều có các triệu chứng và cách điều trị giống nhau. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để có được phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn.

Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn (GOLD) phân loại COPD thành bốn giai đoạn, với dạng nhẹ nhất là giai đoạn I và nặng nhất là giai đoạn IV. Ngoài việc ngừng hút thuốc lá; tiêm ngừa các loại vắc-xin như cúm và phế cầu, người bệnh sẽ được các bác sĩ cho phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn khác nhau.

1. Biện pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn: COPD giai đoạn I

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một rối loạn viêm đặc trưng bởi việc hạn chế luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Nó ảnh hưởng đến hơn 600 triệu người trên toàn thế giới và gây ra hơn bốn triệu ca tử vong hàng năm.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh 1.

Cần có phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh: Phillyvoice

Nếu bạn đang được chẩn đoán mắc COPD giai đoạn I, điều đó có nghĩa là chức năng hô hấp phổi của bạn đã bị tác động nhẹ. COPD giai đoạn đầu ở một số trường hợp không hề có những triệu chứng rõ ràng khiến bạn không biết mình đang mắc bệnh. Đa phần, người mắc phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn đầu thường có các triệu chứng như: thở khò khè; ho nhẹ nhưng dai dẳng; mệt mỏi; hụt hơi.

Tin tốt là bạn có thể làm chậm sự tiến triển của COPD giai đoạn I bằng cách thực hiện một vài thay đổi trong lối sống như bỏ thuốc lá, tiêm ngừa vắc-xin cúm hàng năm; tiêm phế cầu 5 năm 1 lần. Và thực hiện theo phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn của bác sĩ đề ra.

1.1. Sử dụng thuốc giãn phế quản theo toa của bác sĩ

Mặc dù thuốc giãn phế quản ít có tác dụng làm chậm sự tiến triển của COPD nhưng bác sĩ vẫn thường kê cho người bệnh khi họ khó thở hoặc gặp các đợt cấp. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Albuterol hoặc Proventil (còn được gọi là thuốc hít cấp cứu ) được sử dụng khi cần thiết để giảm các triệu chứng như khó thở.

1.2. Ăn uống theo chế độ lành mạnh

Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh không thể chữa khỏi bệnh COPD, nhưng nó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho tất cả các hoạt động hàng ngày của bạn, bao gồm cả việc thở.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn cụ thể - Ảnh 3.

Thực đơn lý tưởng với người bị COPD bao gồm thực phẩm lành mạnh giàu chất chống oxy hóa - Ảnh Internet

Thực tế COPD gây căng thẳng rất lớn cho cơ thể và đốt cháy tất cả nhiên liệu bạn nhận được từ việc ăn uống một cách hiệu quả. Như vậy, những người bị COPD sẽ thường cần tăng lượng calo lên cao hơn so với người không mắc bệnh. Một thực đơn lý tưởng với người bị COPD bao gồm thực phẩm lành mạnh giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical.

1.3. Tập thể dục đều đặn

Tầm quan trọng của tập thể dục hàng ngày thường bị bỏ qua khi lên kế hoạch điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn. Bởi người mắc COPD thường gặp khó khăn trong các hoạt động về thể chất. Thế nhưng, luyện tập những bài tập vừa sức rất tốt cho việc điều trị COPD.

Ngoài những lợi ích sức khỏe rõ ràng, tập thể dục còn giúp bạn lấy lại cảm giác làm chủ cuộc sống, giúp tăng cường cảm giác dồi dào sức khỏe cho người bệnh dù ở giai đoạn nào. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết được cần luyện tập với mức độ như thế nào là hợp lý khi vừa bắt đầu.

2. COPD giai đoạn II điều trị bằng biện pháp nào?

Nếu bạn được chẩn đoán mắc phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn II, có thể bạn sẽ cảm thấy khó thở thường xuyên hơn khi hoạt động thể chất. Người bệnh ở giai đoạn này cũng bắt đầu nhận thấy rằng mình ho nhiều hơn và nhiều chất nhầy hơn trong đường hô hấp.

Chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi rằng liệu COPD ở giai đoạn II có được điều trị khác với các giai đoạn khác hay không. Hãy yên tâm rằng GOLD có các hướng dẫn điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn. Dưới đây là những khuyến nghị cho việc điều trị COPD giai đoạn II.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh 3.

Điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn: COPD giai đoạn II - Ảnh: Medicalnewstoday

Đối với bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, GOLD cũng khuyến nghị người bệnh nên cai thuốc lá và thực hiện tiêm chủng ngừa cúm và các bệnh đường hô hấp. Điều trị COPD giai đoạn II cũng vậy. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng các loại thuốc cũng như phương án điều trị của bác sĩ, bao gồm:

2.1. Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn thường được gọi là ống hít cứu hộ. Các loại thuốc như albuterol và Proventil được khuyến cáo chỉ dùng khi cần thiết để kiểm soát các triệu chứng COPD dai dẳng hoặc tiến triển xấu đi.

2.2. Sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài

Thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài nhằm giúp những người bị COPD ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này thường được thêm vào điều trị khi tình trạng COPD tiến triển đến giai đoạn II. Theo GOLD, việc kết hợp thuốc giãn phế quản với các phương thức tác dụng khác nhau có thể hiệu quả hơn so với việc chỉ sử dụng một loại thuốc giãn phế quản đơn thuần.

2.3. Phục hồi chức năng phổi

Các nghiên cứu cho thấy phục hồi chức năng phổi giúp giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh; giúp làm giảm sự tư ti của người bệnh và kéo dài thời gian sống cho người mắc COPD.

Chương trình phục hồi chức năng phổi bao gồm sự kết hợp giữa huấn luyện viên thể dục, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ điều trị. Các chuyên gia sẽ cho ra phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn khác nhau; tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh việc phục hồi chức năng phổi diễn ra khác nhau.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh 4.

Các chuyên gia sẽ cho ra phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn khác nhau - Ảnh: Hopkinsmedicine

2.4. Dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh thường ít được chú ý khi lập kế hoạch điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp bạn có thêm năng lượng cần thiết để vượt qua cả ngày dài mà còn giúp bạn thở dễ dàng hơn. Ăn thực phẩm lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi, một nguyên nhân phổ biến gây nên các đợt cấp COPD.

=>> Chăm sóc người bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) người nhà cần biết: Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên ăn gì? Nhóm thứ 2 rất nhiều gia đình Việt mắc phải!

3. Điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn III

Nếu bạn được chẩn đoán mắc COPD giai đoạn III, điều đó có nghĩa là chức năng phổi của bạn đã bị suy giảm nghiêm trọng kèm theo tình trạng khó thở, thở khò khè, mệt mỏi ngày càng gia tăng; khiến việc hoạt động thể chất và sinh hoạt hàng ngày cũng khó khăn hơn. Các triệu chứng thậm chí có thể dẫn đến một hoặc nhiều lần nhập viện.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh 5.

Điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn: COPD giai đoạn III - Ảnh: Sunnybrook

GOLD cũng đưa ra nhiều khuyến nghị về phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn. Và ở giai đoạn III của COPD, điều bạn có thể làm là thực hiện đúng theo lời bác sĩ để duy trì việc hô hấp và làm chậm sự tiến triển xấu của bệnh.

Điều bệnh nhận COPD giai đoạn III cần tuân thủ bao gồm:

3.1. Luôn giữ ống hít cấp cứu bên mình

Mặc dù ống hít có tác dụng giãn phế quản không làm chậm sự tiến triển của COPD nhưng bác sĩ vẫn kê cho bệnh nhân bởi tác dụng nhanh chóng của loại thuốc này. Nhất là ở giai đoạn III, người bệnh cần mang theo ống hít bên mình để dùng cho trường hợp khó thở nặng hoặc gặp đợt cấp của COPD.

3.2. Sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài theo đơn của bác sĩ

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài thường được sử dụng khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, giúp người bệnh ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị việc kết hợp thuốc giãn phế quản với các loại thuốc tác dụng khác nhau.

Thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài bao gồm 2 loại. Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài là một loại thuốc giãn phế quản có chứa các loại thuốc như salmeterol hoặc formoterol. Và thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài là một loại khác sử dụng các loại thuốc có chứa như tiotropium, aclidinium hoặc glycopyrronate.

3.3. Thuốc ức chế phosphodiesterase-4 (PDE4)

PDE4 là một nhóm thuốc điều trị chứng viêm được sử dụng trong phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn. Khi COPD ở giai đoạn III, thuốc uống một lần mỗi ngày; chất ức chế PDE4 giúp giảm đợt cấp COPD.

Thuốc hoạt động bằng cách giảm viêm đường thở ở những người kháng lại các liệu pháp như dùng thuốc giãn phế quản, steroid. Tuy nhiên, tác dụng phụ chính của thuốc ức chế PDE4 thường gây tiêu chảy, buồn nôn và đau đầu.

3.4. Thực hiện phục hồi chức năng phổi một cách nghiêm túc

Phục hồi chức năng phổi thường được bổ sung từ COPD giai đoạn II và tiếp tục khi bệnh tiến triển. Chương trình bao gồm các bài tập thể dục, thư giãn, kỹ thuật thở và hỗ trợ tinh thần để giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh.

Mục đích của việc phục hồi chức năng phổi tích cực giúp người bệnh tránh điều trị oxy được chỉ định trong giai đoạn cuối.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh 6.

Phục hồi chức năng phổi tích cực giúp người bệnh tránh điều trị oxy được chỉ định trong giai đoạn cuối - Ảnh: Verywellhealth

3.5. Trao đổi với bác sĩ của bạn về Glucocorticoid

GOLD có khuyến nghị phương án điều trị phổi tắc nghẽn theo từng giai đoạn và glucocorticoid dạng hít được dùng ở giai đoạn III của bệnh; khi người bệnh thường xuyên gặp các đợt cấp COPD. Tuy nhiên, thuốc không phù hợp với tất cả mọi bệnh nhận, do đó bạn cần trao đổi kĩ càng với bác sĩ để xem liệu bản thân có phù hợp hay không.

Glucocorticoid sẽ được bác sĩ kê ở dạng hít, dùng để điều trị các triệu chứng ổn định hoặc khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

4. COPD giai đoạn IV được điều trị như thế nào?

Giai đoạn IV được coi là dạng COPD nặng nhất với đặc trưng là tình trạng khó thở nghiêm trọng của người bệnh. Ở giai đoạn này, thuốc được kê sẽ không có tác dụng tốt như trước đây, những công việc đơn giản hàng ngày cũng khiến bạn khó thở; nguy cơ nhiễm trùng phổi và suy hô hấp cũng tăng lên.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh 7.

Điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn: COPD giai đoạn IV - Ảnh: Independentnurse

COPD là căn bệnh không có khả năng điều trị dứt điểm nên giai đoạn IV thường được gọi là COPD giai đoạn cuối. Tuy nhiên, giai đoạn cuối không có nghĩa là không còn phương án điều trị. Trong khuyến nghị về phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn, GOLD khuyến nghị các liệu pháp dưới đây để quản lý bệnh COPD giai đoạn IV:

4.1. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn

Thuốc hít cứu hộ có chứa thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Proventil (albuterol), giúp những người bị COPD kiểm soát các triệu chứng dai dẳng của bệnh. Loại thuốc này là một phần trong phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo giai đoạn I, II, III và IV.

Albuterol là một loại thuốc thuộc nhóm beta-agonist giúp các cơ xung quanh đường thở của bạn thư giãn. Proventil thường được dùng để điều trị các cơn khó thở đột ngột liên quan đến co thắt phế quản.

4.2. Thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài

Khi bệnh COPD của bạn tiến triển giai đoạn IV, bác sĩ có thể thêm một hoặc nhiều thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài để giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm sự xuất hiện của các triệu chứng.

Mặc dù sử dụng một loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài là an toàn, nhưng liệu pháp kết hợp sẽ hiệu quả hơn với ít tác dụng phụ hơn. Theo hướng dẫn năm 2020, những người bị COPD từ trung bình đến nặng gặp khó thở, nên được điều trị bằng sự kết hợp của thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABA) và thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài (LAMA).

4.3. Phục hồi chức năng phổi

Cũng như các giai đoạn II và III, COPD giai đoạn cuối cũng cần chương trình phục hồi chức năng phổi tích cực. Cần có sự kết hợp giữa các bài tập nhẹ nhàng, kỹ thuật thở thư giãn, chế độ dinh dưỡng hợp lý và tư vấn về tâm lý để người bệnh sẵn sàng ứng phó với bệnh của họ.

4.4. Thuốc steroid

Điều trị bằng glucocorticoid (thường được gọi là steroid) còn nhiều tranh cãi, cả ở dạng hít và uống. Steroid đường uống có thể được sử dụng để điều trị COPD khi các triệu chứng nhanh chóng chuyển biến xấu hơn. Ngược lại, steroid dạng hít thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng ổn định hoặc triệu chứng chuyển biến chậm hơn.

GOLD khuyến cáo sử dụng steroid dạng hít khi một đã ở giai đoạn III của bệnh trở đi.

4.5. Liệu pháp oxy và Opioid

Liệu pháp oxy được khuyến khích sử dụng liên tục trong giai đoạn IV, nhất là trong khi tập thể dục hoặc để làm giảm các cơn khó thở đột ngột. Dùng oxy liên tục thường được khuyến nghị cho những người có PaO2 (được đo bằng khí máu động mạch) từ 55 mm HG trở xuống hoặc có mức độ bão hòa oxy nhỏ hơn hoặc bằng 88%.

Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn - Ảnh 8.

Liệu pháp oxy được khuyến khích sử dụng liên tục trong giai đoạn IV - Ảnh: Rcni

Mặc dù opioid không được khuyến khích sử dụng trong những năm gần đây do cuộc khủng hoảng opioid, nhưng hiện nay chúng được khuyên dùng cho những người bị khó thở nghiêm trọng.

4.6. Phẫu thuật phổi

Phẫu thuật cũng là một trong những phương án điều trị tắc nghẽn mãn tính theo từng giai đoạn được các chuyên gia lên kế hoạch ở giai đoạn IV. Có 3 dạng phẫu thuật được dùng cho các tính trạng khác nhau của bệnh nhân COPD giai đoạn cuối; bao gồm cắt bỏ bóng khí, phẫu thuật giảm thể tích phổi và ghép phổi.

Các biến chứng sau phẫu thuật thường gặp, đặc biệt ở những người béo phì, sức khỏe kém, người cao tuổi hoặc hút thuốc lá.

4.7. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp tăng lượng calo

Chế độ dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng đối với những người mắc COPD giai đoạn IV vì căn bệnh này gây căng thẳng rất lớn cho cơ thể và đốt cháy tất cả nhiên liệu bạn nhận được từ việc ăn uống. Do đó, những người bị COPD giai đoạn IV sẽ cần tăng lượng calo mỗi ngày lên, tốt nhất là từ việc ăn các thực phẩm lành mạnh.

Để chế độ ăn được lý tưởng nhất, bệnh nhân COPD giai đoạn IV cần trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để có được phương án cụ thể nhất.

Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/treatment-of-mild-copd-914839

https://www.verywellhealth.com/treatment-for-moderate-copd-914816

https://www.verywellhealth.com/treatment-for-severe-copd-914817

https://www.verywellhealth.com/treatment-for-very-severe-copd-914840


Tác giả: Tiểu Quyên