Phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần lưu ý

Phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần lưu ý
Để giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh đe dọa tới tính mạng, người bệnh và chuyên gia y tế cần lên phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) kịp thời.

Khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng; thậm chí đe dọa đến tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, điều đầu tiên là bạn phải nắm rõ các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng có thể xảy ra; từ khó thở, các đợt phát đến tăng áp phổi và xẹp phổi.

Tiếp theo đó, cần thảo luận với bác sĩ về phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát CODP cũng như các biến chứng khác, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ kế hoạch chăm sóc và điều trị của bác sĩ.

1. Điều trị đợt cấp của COPD

Nói một cách đơn giản nhất, đợt cấp là một đợt bùng phát các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bạn có thể cảm thấy khó thở hơn bình thường, ho nặng hơn và đờm nhiều hơn. Một số người có thể bị sốt.

Đợt cấp thường do nhiễm trùng, tuy nhiên cũng có một số trường hợp tình trạng viêm tăng lên mà không xác định được nguyên nhân. Nhiều trường hợp COPD phải chiều nhiều đợt cấp trong năm, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 1.

Thảo luận với bác sĩ về phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh: Everydayhealth

Khi gặp đợt cấp COPD, bạn có thể phải nhập viện để bác sĩ điều trị hoặc tự xử trí tại nhà thông qua phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính đã lập ra trước đó. Điều trị đợt cấp của COPD có thể dùng ống hít, steroid, kháng sinh, hoặc liệu pháp oxy và máy thở áp lực dương (PAP).

>> Tìm hiểu thêm về đợt cấp COPD

2. Điều trị trầm cảm và mệt mỏi

Trầm cảm là một biến chứng tương đối phổ biến của COPD vì đối với nhiều người, căn bệnh này có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Thật không may, tình trạng này không thể điều trị dứt điểm.

Một nghiên cứu cho thấy trong số 76.000 người tham gia khảo sát, một nửa số người được chẩn đoán mắc COPD có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh.

Phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 2.

Trầm cảm là một biến chứng tương đối phổ biến của COPD - Ảnh: Everydayhealth

Nếu bạn khó ngủ, cảm thấy buồn bã, cảm thấy mệt mỏi khiến bạn không thể làm những việc bạn từng yêu thích, hãy gặp bác sĩ để được chăm sóc. Các bác sĩ sẽ dùng thuốc hoặc phương pháp trị liệu âm nhạc để hỗ trợ bạn vượt qua trầm cảm.

3. Hỗ trợ tình trạng thể chất suy yếu

Khó thở thường gặp ở người mắc COPD, tình trạng này gây khó khăn cho việc ăn uống. Vì vậy, rất nhiều người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rơi vào trường hợp thể chất bị suy yếu như giảm cân, mệt mỏi và loãng xương.

Ngoài ra, tác dụng phụ của các liệu trình steroid được kê cho bệnh nhân COPD thường làm xương mỏng hoặc yếu đi. Steroid ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa canxi và vitamin D. Lúc này, cơ thể buộc phải lấy canxi từ các cơ sở dự trữ, dẫn đến cấu trúc xương bị suy yếu và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Vì vậy, cần có phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính từ trước đó, tránh tình trạng xương yếu gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hỗ trợ sức khỏe cho xương bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu canxi kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe người bệnh COPD. Ngoài ra, khi phát hiện có dấu hiệu yếu cơ thể, cần báo với bác sĩ ngay để can thiệp bằng điều trị.

4. Điều trị tăng huyết áp động mạch phổi

Tăng áp động mạch phổi xảy ra khi có áp suất cao bất thường trong các mạch máu của phổi.

Thông thường, máu chảy từ tim đi qua phổi, nơi các tế bào máu lấy oxy và cung cấp cho cơ thể. Trong tăng áp động mạch phổi, các mạch máu trong phổi trở nên dày và hẹp hơn. Điều này có nghĩa là máu khó di chuyển hơn qua các mạch máu. Áp lực tăng lên và cơ tim của phải làm việc nhiều hơn để đưa máu qua các mạch máu phổi.

Các triệu chứng của tăng áp động mạch phổi bao gồm đau ngực, khó thở, choáng váng, tim đập nhanh và phù nề vùng chân.

Phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 3.

Điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính tăng huyết áp động mạch phổi gây khó thở - Ảnh: Oxygensolutions

Các lựa chọn điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính tăng áp động mạch phổi bao gồm thuốc giãn mạch (thuốc mở mạch máu), thuốc huyết áp, thuốc hít và thuốc lợi tiểu giúp giảm sưng. Nhưng cuối cùng để điều trị nguyên nhân gốc rễ của tăng áp phổi, bác sĩ sẽ phải "thiết kế" một chương trình phục hồi chức năng phổi để kiểm soát COPD.

5. Xử trí tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là tình trạng tích tụ khí trong không gian giữa phổi và thành ngực. Tình trạng này xảy ra do một lỗ hở phát triển trong phổi khiến không khí thoát ra ngoài gây nên tình trạng xẹp phổi.

Người bị COPD có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao vì cấu trúc của phổi yếu và dễ bị tổn thương hơn do sự phát triển tự phát của các loại lỗ này. Các triệu chứng của tràn khí màng phổi bao gồm đau ngực đột ngột; tức ngực; và nhịp tim nhanh.

Tràn khí màng phổi nhỏ có thể tự khỏi, nhưng nếu tràn khí màng phổi lớn, bạn có thể phải nhập viện để làm thủ thuật dẫn lưu không khí ra khỏi lồng ngực và bơm hơi lại phổi.

6. Điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính suy hô hấp

Suy hô hấp xảy ra khi phổi của bạn không thực hiện đúng chức năng chuyển oxy vào máu và loại bỏ carbon dioxide. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra suy hô hấp, bao gồm COPD và viêm phổi. Các triệu chứng của suy hô hấp bao gồm khó thở, mệt mỏi, lú lẫn và thở nhanh.

Điều trị suy hô hấp thường được bác sĩ sử dụng liệu pháp oxy và dùng thuốc.

Phương án điều trị biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 4.

Điều trị suy hô hấp thường được bác sĩ sử dụng liệu pháp oxy - Ảnh: Rtmagazine

7. Kiểm soát đa hồng cầu thứ phát

Bệnh đa hồng cầu thứ phát là một rối loạn hiếm gặp khi có quá nhiều tế bào hồng cầu trong máu của người bệnh. Khi điều này xảy ra, máu trở nên đặc hơn nên khó lưu thông qua các mạch máu nhỏ.

Ở những người bị COPD, bệnh đa hồng cầu thứ phát có thể xảy ra khi cơ thể cố gắng bù đắp lượng oxy trong máu bị giảm. Các triệu chứng của bệnh đa hồng cầu thứ phát bao gồm suy nhược, nhức đầu và mệt mỏi.

Kiểm soát được COPD thì bệnh đa hồng cầu thứ phát cũng theo đó được kiểm soát. Trong thời gian điều trị tạm thời, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp có thể khiến tình trạng giảm đi.

8. Điều trị tình trạng tím tái

Tím tái là tình trạng nồng độ oxy trong máu giảm xuống thấp nghiêm trọng và cơ thể bạn không nhận đủ oxy đến các chi. Điều này dẫn đến làn da của bạn có màu xanh lam hoặc xám, nhất là môi và vùng xung quanh mắt.

Ở người mắc COPD, tím tái là một tình trạng khẩn cấp cần được điều trị ngay lập tức. Hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi cấp cứu để được điều trị đúng cách.

Bác sĩ sẽ đo nồng độ oxy trong máu và chỉ định phương án điều trị giúp tái tạo lại nồng độ này.

Tóm lại

COPD là một tình trạng mãn tính có thể sẽ tiến triển nặng hơn theo thời gian. Đó là lí do vì sao bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và lên kế hoạch điều trị biến chứng tắc nghẽn mãn tính nếu cần. Quan trọng nhất, bạn cân nghiêm chỉnh nghe theo lời khuyên của các chuyên gia y tế cả trong việc phòng ngừa và điều trị COPD; tránh nguy cơ xấu xảy ra.

Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/image-gallery-of-copd-complications-914689


Tác giả: Tiểu Quyên