Như chúng ta đã biết, nội tiết tố được sản xuất tại cơ quan sinh sản mà cụ thể là buồng trứng. Do đó, nếu muốn đánh giá được tình trạng dự trữ noãn và mức độ hoạt động của buồng trứng cần phải tiến hành xét nghiệm nội tiết.
Hơn nữa, các chỉ số xét nghiệm nội tiết còn giúp bác sĩ nhận biết quá trình nang noãn phát triển như thế nào, đồng thời theo dõi có sự rụng trứng xảy ra trong mỗi chu kì hay không.
Xét nghiệm nội tiết có thể phát hiện vấn đề về khả năng sinh sản của nữ (Ảnh: Internet)
Xét nghiệm nội tiết nên thực hiện trong một số ngày nhất định để đảm bảo cho kết quả chính sác nhất. Sau đây là một vài lưu ý về thời điểm nên tiến hành:
- Xét nghiệm chỉ số FSH, LH: Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kì "đèn đỏ"
- Xét nghiệm chỉ số PRG (Progesterone): Ngày thứ 21 của chu kì kinh 28 ngày
- Xét nghiệm các chỉ số PRL (Prolactin), Tetosterone, E (Estrogen): Bất cứ ngày nào của chu kì kinh nguyệt.
Lưu ý, những trường hợp chị em bị mất kinh hoặc chu kì kinh dài trên 2 tháng có thể làm xét nghiệm nội tiết bất kì thời điểm nào mà không cần phải điều hòa chu kì kinh.
Xét nghiệm nội tiết nên thực hiện trong một số ngày nhất định (Ảnh: Internet)
Nội tiết tố thường thay đổi theo quá trình phát triển của nang noãn. Hàm lượng hormone nội tiết mà nang noãn sản sinh ra trong những ngày đầu của chu kì "đèn đỏ" chưa nhiều. Vì vậy, kết quả xét nghiệm nội tiết vào ngày thứ 2 của kỳ kinh nguyệt sẽ biểu hiện mức độ nội tiết cơ bản của cơ thể.
Chỉ số nội tiết lúc này phản ảnh khá rõ hiện trạng cụ thể của buồng trứng. Đây là lý do mà các bác sĩ chỉ định nên thực hiện xét nghiệm FSH, LH và E trong ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kì kinh.
Đối với người bị vô kinh hoặc kì kinh kéo dài do không có nang noãn phát triển nên mức độ nội tiết trong cơ thể không thay đổi. Nếu có can thiệp để điều hòa kinh nguyệt cũng hoàn toàn vô nghĩa bởi đây là nội tiết bổ sung từ bên ngoài chứ không phải do buồng trứng sản sinh ra. Vì vậy, những trường hợp này không cần phải điều kinh mà có thể xét nghiệm nội tiết vào bất cứ thời điểm nào.
Với chỉ số xét nghiệm PRL (Prolactin) cũng vậy, bởi nó tăng hay giảm lại căn cứ vào tâm lý. Tuy nhiên, PRL cao có thể là nguyên nhân gây vô kinh và vô sinh do nang noãn không phát triển.
Xét nghiệm Estradiol (E) sẽ là thước đo dùng để khảo sát buồng trứng, đánh giá chất lượng và sự phát triển của nang noãn.
Xét nghiệm nội tiết có ý nghĩa quan trọng đối với việc chẩn đoán vô kinh và vô sinh (Ảnh: Internet)
- Tất cả những trường hợp bị vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát
- Những người chu kì kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài trên 35 ngày
- Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên
- Những người làm thụ tinh ống nghiệm
- Những chị em cho trứng
Ngoài ra, các trường hợp có hiện tượng béo phì, rậm lông, tăng cân không kiểm soát cũng cần phải thực hiện xét nghiệm nội tiết với các chỉ số FSH, LH, E, Tetosterone. Bên cạnh đó, nên xét nghiệm FSH, LH, E, PRL đối với những người có dấu hiệu ngực căng, chảy sữa non kéo theo các triệu chứng rối loạn chu kì kinh nguyệt.