Phụ huynh đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật chưa?

Phụ huynh đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật chưa?
Có thể hiểu đơn giản về thời gian trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật dựa vào một số đặc điểm như em bé đã có khả năng kiểm soát đầu, em bé tự học cách ngồi với sự hỗ trợ của người trông em bé và kèm theo đó là trẻ học cách lăn lộn.

Thực tế, mỗi giai đoạn trẻ sẽ thay đổi khác nhau. Cùng với cách học lật từ lưng xuống bụng và ngược lại có tác dụng giúp trẻ lật thành công. Khi thấy trẻ bắt đầu lăn vòng quanh, cần khuyến khích trẻ hoạt động đầu tiên này để trẻ có khả năng vận động tốt.

1. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật?

Thông thường em bé có thể tự đạp chân của mình và từ nằm sấp khi được 4 tháng tuổi. Đối với khả năng biết lật, em bé sẽ mất khoảng 5 đến 6 tháng để có thể biết lật từ đằng sau ra đằng trước.

Để thực hiện động tác lật, lúc này em bé đã phải có hoạt động cơ cổ và cánh tay khoẻ hơn cho động tác lật của mình.

Thực tế, việc trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật không quá chính xác. Bởi vì mỗi bé sẽ có thời điểm lật và hình thành các hoạt động cơ thể khác nhau. Nhưng có thể thấy, hầu hết các em bé đều có thể tự lật ở tháng thứ 5 đến thứ tháng thứ 6.

2. Trẻ học cách lăn lộn và lật như thế nào?

Trong thời gian khoảng 3 tháng tuổi, trẻ được nằm sấp bé đã có thể nâng đầu và vai lên cao. Đây là lúc bé cũng dùng thêm cánh tay để hỗ trợ cơ thể. Khi thực hiện động tác chống đẩy nhỏ này cũng giúp em bé tăng cường các cơ để trẻ có thể lăn lộn và lật được sau này.

Phụ huynh đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật chưa? - Ảnh 2.

Việc trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật không quá chính xác, tuỳ thuộc vào mỗi trẻ thời gian biết lật của trẻ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trẻ biết lật khi 5 đến 6 tháng tuổi - Ảnh Internet

Thường trẻ sơ sinh sẽ lật người từ trước ra sau hoặc có những hoạt động kèm theo khác mà phụ huynh khi chăm sóc trẻ không cần quá lo lắng.

Thời điểm 5 tháng tuổi, trẻ có thể dễ dàng ngẩng đầu lên, chống tay và cong lưng để nâng ngực lên khỏi mặt đất. Thậm chí em bé cò có thể nằm sấp và đá vào chân hoặc thực hiện động tác bơi bằng cánh tay.

Các bài tập này đều giúp trẻ phát triển hoạt động của cơ dần để có thể lật được qua nhiều hướng khác nhau. Trẻ thường tự lật được ở thời gian 6 tháng tuổi. Nhưng cũng có không ít trẻ có thể lật sớm hơn.

Nhiều trẻ hoạt động lăn lộn trở thành phương tiện di chuyển trong 1 khoảng thời gian. Nhưng có những trẻ bỏ qua và bắt đầu chuyển sang tư thế ngồi, lắc và bò.

Cha mẹ chăm sóc trẻ không cần lo lắng tới sức khoẻ của trẻ, chỉ cần trẻ tiếp tục đạt được các kỹ năng mới và thích thú với việc đi lại, khám phá môi trường sống thì đều bình thường nếu như trẻ bỏ qua một bước hoạt động nào đó.

3. Giúp trẻ lật

Phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ có thể khuyến khích trẻ qua các trò chơi. Nếu trẻ có thể lăn qua lăn lại một cách tự nhiên, có thể hướng dẫn trẻ liệu trẻ có thử bằng cách lăn qua đến món đồ chơi bên cạnh hay không.

Trong quá trình chơi cùng trẻ, có thể nằm xuống khoảng cách gần để xem trẻ có lật về phía mình hay không. Khen ngợi trẻ khi trẻ hoạt động tốt, đây còn là cách giúp trẻ kích thích hoạt động nhiều hơn, linh hoạt hơn.

Phụ huynh đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật chưa? - Ảnh 3.

Có thể hỗ trợ bé nếu bé 6 tháng tuổi chưa biết lật - Ảnh Internet

Dù trẻ có thể chưa biết lật khi 5 tháng tuổi nhưng bạn có thể giữ tay và hỗ trợ em bé trong quá trình lật ngay từ đầu.

Chú ý: giường của trẻ không để cao hoặc không có người trông coi. Khi trẻ biết lật, trẻ lật qua lật lại người có thể rơi xuống giường vô cùng nguy hiểm.

4. Cần làm gì khi trẻ không lật và lăn lộn?

Nếu em bé chưa biết cách lật khi được 6 tháng tuổi và bé cũng chưa chuyển sang ngồi mà cố gắng bò và lăn thì cần nói chuyện với bác sĩ về tình trạng này để kịp thời hỗ trợ bé.

Thực tế, trẻ nhỏ sẽ phát triển các kỹ năng khác nhau. Vì thế, đối với một số trẻ các kỹ năng của chúng có thể phát triển nhanh hơn so với trẻ khác. Nhưng cũng có một số trẻ phát triển chậm hơn một chút.

Ngoài ra, cha mẹ của bé sinh non không cần quá lo lắng nếu các mốc như lăn lộn, lật và ngồi, bò của bé chậm hơn với bạn cùng tuổi.


Tác giả: Nguyễn Hiền