Phụ huynh cần biết các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em

Phụ huynh cần biết các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em
Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em rất phức tạp bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, cân nặng, giới tính, độ tuổi... Chẩn đoán chính xác cao huyết áp ở trẻ em giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cao huyết áp ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm. Nó là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch ngay từ khi còn nhỏ cho đến tuổi trưởng thành. Vì vậy cao huyết áp ở trẻ em rất được quan tâm trong nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Kết quả nghiên cứu đã nêu ra các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em. Thông qua đó đưa ra các phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em được bác sĩ áp dụng.

1. Tỷ lệ cao huyết áp ở trẻ em

Một nghiên cứu sàng lọc tại trường học cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ em thường nhỏ hơn 1%. Các trường hợp bị tăng huyết áp thường chỉ điểm bệnh lý tiềm ẩn. Hầu hết các triệu chứng do cao huyết áp ở trẻ đa số là tăng huyết áp thứ phát gây nên.

Bên cạnh đó tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em có xu hướng tăng lên. Số trường hợp bệnh nhi tăng huyết áp tỉ lệ thuận với số trẻ em bị thừa cân, béo phì. Kết quả nghiên cứu mới nhất tại các trường học ở Mỹ cho biết, có tới gần 10% thanh thiếu niên bị tiền cao huyết áp và 2.5% trường hợp bị cao huyết áp.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em bạn cần biết  - Ảnh 1.

Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em dựa vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ - Ảnh: Internet

Béo phì gây ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp từ khi trẻ được 2 - 5 tuổi. Và hầu hết những người bị béo phì có dấu hiệu tăng huyết áp khi bước sang độ tuổi thanh thiếu niên. Vậy làm thế nào để biết con em bạn có bị cao huyết áp hay không? Hãy tham khảo các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em được chuyên gia áp dụng.

2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em

Theo các chuyên gia, do các biến cố tim mạch gây ra bởi cao huyết áp như nhồi máu cơ tim, đột quỵ thường ít khi xảy ra với trẻ em. Vì thế, định nghĩa cao huyết áp ở trẻ em thường mang tính thống kê hơn là chức năng.

Đồng thời tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em cũng khác biệt so với người lớn. Nó phức tạp hơn nhiều. Bởi chúng ta không thể dựa vào các thông số của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để chẩn đoán. Việc chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ.

Năm 2004, kết quả chương trình Quốc Gia về tăng huyết áp của Hoa Kỳ (NHBPEP - National High Blood Pressure Education Program) đã đưa ra báo cáo cập nhật định nghĩa, chẩn đoán và điều trị cao huyết áp ở trẻ em. Cùng với đó là bảng trị số huyết áp trẻ em theo độ tuổi, giới tính và các mức bách phân vị của trị số tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.

- Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu trung bình ≥ 90th nhưng < 95th bách phân vị. Và huyết áp tâm trương trung bình ≥ 120/80 mmHg và < 95th bách phân vị ở trẻ em trên 13 tuổi.

- Chẩn đoán tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình ≥ 95th bách phân vị theo tuổi, giới tính, chiều cao ở ít nhất 3 lần đo khác nhau.

- Chẩn đoán tăng huyết áp áo choàng trắng khi: Trị số huyết áp ≥ 95th bách phân vị ở bệnh viện và < 90th bách phân vị ở ngoài viện.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em bạn cần biết  - Ảnh 2.

Bảng phân vị huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương - Ảnh: Internet

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em dựa trên chỉ số huyết áp trung bình

Chính vì tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em khác với chúng ta, nên các bác sĩ khuyến cáo phải đưa trẻ đi đo huyết áp định kỳ bắt đầu từ năm 3 tuổi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em theo độ tuổi được căn cứ dựa trên các thông số huyết áp bình thường như sau:

- Trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi: Huyết áp bình thường có chỉ số 75/50 mmHg đến 100/70 mmHg.

- Trẻ từ 1 - 4 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thương là 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.

- Trẻ từ 3 - 5 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.

- Trẻ từ 6 - 13 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 85/55 mmHg đến 120/80 mmHg.

- Trẻ từ 13 - 18 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 95/60 mmHg đến 140/90 mmHg.

Khi chỉ số huyết áp cao hơn các chỉ số bình thường trong 3 lần đo liên tiếp, trẻ sẽ được chẩn đoán cao huyết áp.

2.2. Chẩn đoán cao huyết áp dựa trên nguyên nhân gây bệnh

Sau khi trẻ được chẩn đoán cao huyết áp, các bậc phụ huynh cần thông tin đầy đủ đến bác sĩ về tiền sử sức khoẻ của trẻ. Bao gồm, chế độ ăn uống, hoạt động hàng ngày. Mức độ hoạt động thể chất và các tác nhân gây căng thẳng ở trẻ. Các bác sĩ sẽ dựa vào thông tin đó và tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây cao huyết áp ở trẻ.

Một số xét nghiệm được tiến hành bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra lượng đường trong máu, chức năng thận và tỷ lệ tế bào máu.

- Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu còn được thực hiện để kiểm tra nhiều bệnh lý khác, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu. Vậy Đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

- Siêu âm tim: Để kiểm tra lưu lượng máu qua tim khi nghi ngờ cấu trúc tim có vấn đề gây cao huyết áp.

- Siêu âm thận.

Dựa vào các chỉ số huyết áp đo được, bác sĩ tiến hành so sánh với bảng trị số huyết áp của trẻ, từ đó xác định trẻ bị cao huyết áp nguyên phát hay cao huyết áp thứ phát.

Phụ huynh cần biết các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em - Ảnh 4.

Cholesterol cao, ăn mặn, bị tiểu đường, lười vận động và tiếp xúc với khói thuốc đều là nguyên nhân làm tăng huyết áp - Ảnh Internet

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát

Cao huyết áp nguyên phát không có nguyên nhân xác định. Bệnh lý thường xuyên xảy ra ở trẻ lớn, cụ thể là từ 6 tuổi trở lên.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp nguyên phát bao gồm: Thừa cân, béo phí. Có tiền sử gia đình bị cao huyết áp. Cholesterol cao, ăn mặn, bị tiểu đường, lười vận động và tiếp xúc với khói thuốc. Cao huyết áp nguyên phát ở bé nam có tỉ lệ cao hơn so với bé nữ.

Thừa cân, béo phì ở trẻ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống thậm chí còn gây nhiều bệnh cho trẻ. Vậy Thừa cân béo phì ở trẻ: Nguyên nhân, phòng ngừa bằng cách nào?

2.4. Chẩn đoán nguyên nhân cao huyết áp thứ phát

Nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát thường do tổn thương thận, tổn thương tim mạch, rối loạn thần kinh, sử dụng thuốc chứa cocain, thuốc chống giao cảm...

Phần lớn trường hợp trẻ bị cao huyết áp là do các bệnh lý về thận và tim mạch như: Viêm thận, viêm cầu mạn thận, loạn thận bẩm sinh, thận đa nang, thận đơn nang...

Trẻ bị eo hẹp động mạch chủ, tim bẩm sinh, hội chứng William – Beuren, tắc tĩnh mạch thận, viêm mạch, Shunt động – tĩnh mạch...

Và các nguyên nhân gây tăng huyết áp khác như: Tăng calci máu, sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ, truyền bạch cầu, tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính...Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp ở trẻ.

Trên đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ bạn cần biết. Hãy theo dõi tình trạng huyết áp thường xuyên để đảm bảo rằng cơ thể luôn khoẻ mạnh. Đồng thời giúp bạn có biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt và điều trị sớm khi có dấu hiệu bất thường.


Tác giả: HT