Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chính gây bệnh cho cơ thể. Một trong số đó là bệnh sỏi thận - một loại bệnh lý phổ biến thường gặp ở con người. Sỏi thận khi mới chớm thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác khiến người bệnh chủ quan. Những cơn đau khó chịu vùng chậu khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong công việc và sinh hoạt.
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp để chữa trị sỏi thận, tây y, đông y hay tự chữa tại nhà cũng mang lại hiệu quả cao. Một trong những lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế ăn mặn, dùng chất kích thích như chè, cà phê, rwouj bia, thuốc lá...gây nguy hại đến thận, khiến thận phải làm việc áp lực hơn.
Trong các phương pháp điều trị sỏi thận tại nhà, chanh được coi là bài thuốc quý ngăn ngừa sự hình thành những cục sỏi, giúp bài tiết sỏi ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu.
Dạng sỏi thận phổ biến nhất là các tinh thể calcium oxalate vốn chiếm 80% trong các trường hợp sỏi thận và tinh thể uric acid chiếm 5%-10% trong các trường hợp sỏi thận. Những loại sỏi này rất thích nghi trong môi trường acid. Vì vậy nếu dùng khoáng chất kiềm làm đệm sẽ là một công cụ tốt để ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Trường hợp rất hiếm gặp là sỏi calcium phosphate. Tuy nhiên, sỏi này lại thích nghi mạnh với môi trường kiềm.
“Đối thủ cạnh tranh” của các sỏi calcium là citrate. Citrat có tác dụng ức chế kết tinh các muối calci. Citrate có rất nhiều trong các loại trái cây thuộc chi citrus như chanh, cam, quýt, bưởi...
- Uống cốt chanh pha với nước sẽ rất hiệu quả cho những bệnh nhân sỏi thận. Nếu citrate được kết hợp với potassium (kali) và magnesium sẽ là một bộ ba tuyệt vời vì làm nước tiểu giảm tính axít, nhờ đó làm giảm khả năng “tụ tập” của sỏi.
- Một khẩu phần ăn ít oxalate, ít sodium (natri) rất quan trọng cho những bệnh nhân bị dính sỏi thận. Đồ ăn, thức uống nhiều oxalate bao gồm bia, sô-cô-la, các loại hạt, rau bó xôi. Sự chuyển hóa vitamin C cũng tạo nên oxalate và nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên hệ giữa vitamin C và sự hình thành sỏi thận. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã đề nghị rằng cá nhân nào sử dụng viên bổ sung vitamin C cần phải bổ sung vitamin B6 vì vitamin B6 có khả năng “vịn” oxalate.
Các trường hợp cơ thể bệnh nhân không đào thải được uric acid nên sẽ tạo ra những tinh thể uric acid gây bệnh gout (bệnh gút) cũng như hình thành những tinh thể acid uric ở thận gây sỏi thận. Vì vậy cần hạn chế rượu bia, những loại thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, nội tạng động vật (tim, gan, thận, óc...), những loại trái cây và rau cải có chứa fructose.
Bạn cũng có thể tự pha chế một loại nước giải khát ngăn ngừa hoặc hạn chế sỏi thận theo cách thức vô cùng đơn giản như sau: Nguyên liệu gồm 1 tách nước cốt chanh (khoảng 6 trái), 5 tách nước, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột vỏ quế, 1 muỗng cà phê gừng xắt sợi hoặc đâm nhuyễn. Dùng nước này chia ra uống trong ngày sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng sỏi thận hoặc ngăn ngừa sỏi thận.
- Một khẩu phần ăn ít oxalate, ít sodium (natri) rất quan trọng cho những bệnh nhân bị sỏi thận.
- Lối sống với chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ làm giảm sự hình thành sỏi thận bằng cách uống nhiều nước lọc (thay vì nước ngọt có gaz), cần ăn nhiều các
- Chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrient) và rau cải; cũng cần ăn nhiều các chất béo có lợi và nguồn protein sạch.
- Trái bơ, trái ô liu, dầu ô liu, cá béo... Nguồn protein sạch bao gồm cá được đánh bắt tự nhiên, thịt động vật nuôi bằng cỏ (chứ không phải bò nuôi bằng... rác),
- Gà thả rong (chứ không phải gà công nghiệp), trứng... Cũng nên đưa vào cơ thể những loại gia vị nhiều dược tính như nghệ, vỏ quế (cinnamon), gừng, tỏi...
Thông tin bên trên chỉ mang tính tham khảo, để biết rõ về bệnh cũng như phương pháp điều trị hợp lý, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc khám chữa của chuyên gia y tế, bác sĩ, không nên tự ý điều trị gây ảnh hưởng đến tính mạng.