Phòng tránh viêm phổi ở trẻ em là điều quan trọng trong việc phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên tắc phòng tránh viêm phổi ở trẻ em mà bố mẹ cần phải nhớ:
- Đối với trẻ sơ sinh, việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên là cần thiết và cần kéo dài tới khi trẻ được từ 18 tới 24 tháng tuổi để bé có thể có hệ miễn dịch khoẻ mạnh cùng với phát triển cơ thể bình thường.
- Khi chăm sóc trẻ mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch, tránh tiếp xúc với trẻ khi tay bẩn vì có thể làm lây nhiễm mầm bệnh - không chỉ của viêm phổi mà còn của nhiều bệnh lý khác như tiêu chảy hay tay chân miệng.
- Giữ gìn không khí trong phòng, trong nhà sạch sẽ. Đặc biệt là để bé tránh xa khói từ bếp lò do có chứa nhiều chất có hại cho lá phổi còn non nớt của bé cũng là một nguyên tắc phòng tránh viêm phổi ở trẻ em cần lưu ý.
- Nói đến khói bụi thì khói thuốc lá cũng cực kỳ nguy hiểm với hệ hô hấp của trẻ và là nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đường hô hấp trong đó có viêm phổi. Cha mẹ nên giữ trẻ tránh xa khỏi khói thuốc để phòng tránh viêm phổi ở trẻ em hiệu quả.
Ngoài ra việc người hút thuốc hôn trẻ cũng nên được xem xét. Tốt nhất là không nên để trẻ tiếp xúc với khó thuốc. Trẻ càng bé nguy cơ ảnh hưởng càng cao. Ngoài viêm phổi thì những bệnh như nhiễm trùng tai, hen suyễn, suy hô hấp,... cũng có thể xuất phát do trẻ hít phải khói thuốc từ người lớn.
- Hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người.
- Giữ ấm cho bé, đặc biệt không nên cho bé đi về khuya mà không có che chắn cẩn thận. Lá phổi của trẻ vốn non nớt nên dễ bị xâm nhiễm bởi khí lạnh. Điều này cũng tương tự với điều hoà. Nhìn chung mỗi gia đình nên chọn nơi thoáng đãng làm phòng cho bé, kín gió khi thời tiết lạnh.
- Để phòng tránh viêm phổi ở trẻ em hiệu quả cha mẹ cũng không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh cho trẻ dù là bất cứ bệnh gì. Cần phải tới các cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ mới là điều quan trọng nhất bởi tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mới là điều thực sự đáng lo ngại cho bé.
- Nên tiêm chủng vaccine cho trẻ để tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch, nâng cấp khả năng phòng bệnh của bé chống lại những bệnh lý nhiễm khuẩn có nguy cơ từ nhiều chủng phế cầu khác nhau.
Một số vaccine có thể giúp phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ em như: HIB (phòng bệnh do vi khuẩn H.influenzae type B gây ra),....
Viêm phổi ở trẻ em khi nào nguy hiểm? Khi nào cần đi bệnh viện? Ngoài những nguyên tắc phòng tránh viêm phổi ở trẻ em thì cha mẹ cũng cần nhớ những dấu hiệu cần phải đưa bé nhập viện khi có những dấu hiệu như:
Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C; suy hô hấp từ trung bình tới nặng (nghĩa là nhịp thở trung bình là trên 70 lần ở trẻ dưới 1 tuổi, trên 50 lần với trẻ lớn, co lõm lồng ngực, khó thở nặng, thở rên, cánh mũi phập phồng, ngưng thở); tím tái, li bì; trẻ bỏ bú, mất nước (mắt trũng, tiểu ít)...
Khi trẻ phải nhập viện tức là tình trạng bệnh nặng, việc điều trị sẽ bao gồm: hỗ trợ hô hấp (thở oxy, CPAP, thở máy), dùng thuốc kháng sinh đường tiêm, chế độ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu…