Ung thư thanh quản không chừa bất kỳ ai, đây được coi là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ khi nào.
Trong tất cả những ngành nghề, đối tượng dễ mắc ung thư nhất, thì giáo viên cũng nằm trong số đó. Nguyên nhân vì sao mà giáo viên lại là đối tượng dễ mắc ung thư thanh quản? Với tính chất nghề nghiệp như vậy, có cách nào để phòng tránh những nguy cơ dẫn đến căn bệnh này không?
Do đặc thù trong cộng việc giảng dạy, giáo viên lại trở thành nhóm người có nguy cơ cao đối diện với căn bệnh ung thư thanh quản.
Việc nói nhiều, nói to do phải giảng bài, không gian lớp rộng...chính vì vậy giáo viên phải nói liên tục trong vòng nhiều giờ đồng hồ, có khi cả ngày, cả tuần.
Bất kì cơ quan nào của cơ thể, nếu hoạt động quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng quá tải. Thậm chí gây tổn thương đến các cơ quan đó. Đối với thanh quản, nói quá nhiều và quá lâu làm cho hệ thống dây thanh quá tải. Các thanh âm bắt đầu bị suy giảm. Từ đó dẫn đến việc giáo viên dễ bị khản tiếng, viêm họng… Nguy cơ viêm nhiễm và dẫn đến ung thư thanh quản khá cao.
Mặc dù được trang bị những trang thiết bị hiện đại như micro, máy chiếu, máy tính bảng...để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Tuy nhiên phấn và bảng đen vẫn là những vật dụng quen thuộc đối với mỗi người giáo viên.
Theo nghiên cứu, khi viết bảng, bụi phấn sẽ bay trực tiếp vào mũi, cổ họng...ảnh hưởng trực tiếp đến vòm họng và phổi của người dạy. Bụi phấn cản trở việc thông khí, tích tụ gây viêm thanh quản, nếu không điều trị kịp thời, bệnh rất dễ trở thành ung thư thanh quản.
Bệnh ung thư không trừ một ai, kể cả giáo viên hay những người bình thường cũng đều có nguy cơ mắc phải. Ngay từ lúc khỏe mạnh, mỗi người cần có kiến thức để tất cả mọi người có thể phòng tránh bằng những thói quen như nói không với thuốc lá, rượu bia. Không nên vệ sinh cổ họng quá kĩ, quá nhiều lần. Có chế độ ăn uống, luyện tập thể dục hợp lý. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Đối với giáo viên, tuân thủ những nguyên tắc sau đây để phòng tránh bệnh ung thư thanh quản một cách hiệu quả nhất:
Trong nguyên tắc phòng tránh ung thư thanh quản cho giáo viên, việc nói như thế nào là yếu tố quan trọng nhất. Chuyên gia khuyên bạn nên nói với cường độ vừa phải, khuyến khsich sử dụng micro để không phải nói to.
Như đã trình bày, bụi phấn ảnh hưởng rất nhiều đến thanh quản của giáo viên. Đây cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến ung thư thanh quản.
Để thay thế bảng đen và phấn, bạn có thể sử dụng hình ảnh, sử dụng khổ giấy rô-ki lớn, sử dụng bút lông… Để vừa có thể giúp học sinh hiểu bài, lại vừa không phải viết bảng nhiều. Thiết kế các hoạt động dạy học để tương tác với học sinh.
Giáo viên sẽ giảng bài bằng chính các sản phẩm học sinh tạo ra được giao. Điều này giúp bạn hạn chế được việc viết bảng. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng bảng trắng để sử dụng bút lông.
Nếu bắt buộc phải sử dụng phấn, bạn nên sử dụng khăn ướt để hạn chế bụi phấn. Lau bảng bằng khăn ướt, viết xong thì lau tay bằng khăn ướt để tránh bụi phấn bay vào mũi và cổ họng giáo viên. Một điều nữa là giáo viên nên đứng cách bảng một khoảng hợp lý, không đứng quá sát bảng để tránh hít phải bụi phấn.
Vì phải nói nhiều, cổ họng sẽ bị khô và mất nước, chính vì vậy, việc uống nhiều nước giúp giáo viên nói dễ dàng, họng không bị khô, không gây viêm họng và khàn tiếng.
Mỗi năm, giáo viên nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần. Việc kiểm tra sức khỏe giúp giáo viên nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp để tránh những nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp như: viêm họng, đau họng, ung thư thanh quản.