Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh
Khi thời tiết lạnh hơn, chúng ta thường chủ quan hơn trong vấn đề ăn uống và bảo quản thực phẩm. Đây là nguyên nhân khiến các ca ngộ độc vẫn hoành hành vào mùa đông.

Thời tiết lạnh, chủ quan trong ăn uống có thể trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Hãy cùng tham khảo một số tip phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh qua bài viết dưới đây!

1. Bảo quản thực phẩm cẩn thận để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh

Vào mùa đông lạnh, các vi sinh vật thường ít sinh sôi hơn. Do vậy thực phẩm cũng lâu hỏng hơn. Mọi người thường có tâm lý chủ quan trong bảo quản thực phẩm. Thường hay để thực phẩm ở ngoài mà không bảo quản trong tủ lạnh.

Tuy nhiên, dù vào mùa đông, nhiệt độ phòng cũng không đủ khả năng tiêu diệt vi sinh vật. Do đó, mọi người vẫn cần bảo quản thức ăn thật cẩn thận để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh.

- Thực phẩm tươi sống cần làm sạch, chia nhỏ cho từng bữa và cất vào ngăn đông.

- Rau củ quả nên để ráo nước, bọc kín trong các túi nilon và trữ riêng ở ngăn để rau củ.

- Đồ ăn đã chế biến cần để nguội rồi đậy kín, cho vào trong tủ lạnh. Khi ăn thì lấy ra hâm nóng lại.

- Với những thực phẩm chín, đồ ăn thừa có thể ăn ngay sau đó thì không cần thiết cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên cần che đậy cẩn thận. Bởi dù vi sinh vật không kịp tấn công làm hỏng thức ăn. Nhưng vẫn có các loại côn trùng mang nhiều mầm bệnh như chuột, gián, ruồi,... có thể tiếp cận và làm nhiễm độc thức ăn.

2. Không nấu lượng lớn thức ăn

Vào mùa lạnh, nhiều người có thói quen nấu một lượng lớn thức ăn để ăn trong nhiều ngày. Đặc biệt là các món như thịt nấu đông, thịt kho, cá kho,... Việc giữ thức ăn chín trong nhiều ngày sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển và sản sinh độc tố. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh, mọi người nên duy trì thói quen nấu đồ ăn từng bữa một, tránh để thừa sang bữa sau.

phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh

Thực phẩm nếu nấu một lượng lớn, nên được chia ra từng bữa, bảo quản thành từng hộp nhỏ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh. (Ảnh Inernet)

Nếu bạn không có thời gian, và muốn nấu một lần ăn nhiều bữa. Hãy chia chúng thành các hộp nhỏ và bảo quản chúng thật tốt. Mỗi bữa chỉ lấy ra 1 phần. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa giúp thức ăn an toàn hơn.

3. Thận trọng khi ăn uống ở ngoài

Thật khó tránh khỏi cám dỗ khi ngồi trước nồi lẩu hoặc bếp nướng bốc khói nghi ngút trong không khí lạnh của mùa đông. Mùa đông khiến chúng ta yêu thích việc tụ tập với bạn bè ở các quán lẩu - nướng ngoài trời. Tuy nhiên, những món ăn này thường tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất lớn.

Những quán vỉa hè thường gặp phải bụi bẩn và có nhiều côn trùng. Thực phẩm không tươi ngon cũng dễ dàng được phù phép bởi các loại gia vị ướp lẩu - nướng. Do đó, khi ăn uống hãy chú ý chọn quán ăn có thương hiệu, uy tín và đáng tin cậy để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh.

Những món ăn vỉa hè là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, những Tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh từ các món nướng vỉa hè: Nhìn thì ngon mắt nhưng cần lựa chọn kỹ càng! sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh

Hạn chế ăn uống quán vỉa hè để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh. (Ảnh Internet)

4. Một số chú ý khác giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh

- Ăn chín uống sôi. Không sử dụng thực phẩm đã để quá lâu hoặc chế biến qua lại nhiều lần.

- Thực phẩm cần chú ý làm sạch sẽ. Với các loại rau củ quả ăn sống nên rửa bằng nước muối pha loãng để tiêu diệt một phần mầm bệnh.

- Vệ sinh dụng cụ nhà bếp sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh bạn không nên quá chủ quan. Đồ nhà bếp nên tráng lại bằng nước sạch trước khi sử dụng. Tránh trường hợp có côn trùng tiếp cận để lại mầm bệnh.

- Dao thớt chế biến đồ sống nên dùng bộ riêng với đồ chín.

- Tránh thức ăn dập nát, có dấu hiệu thối hỏng.

- Không nên ăn rau củ quả trái mùa bởi nó có thể chứa một lượng lớn thuốc kích thích tăng trưởng, gây ngộ độc thực phẩm.


Tác giả: Mai Nhung