Thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh hay nắng mưa thất thường chính là thời điểm căn bệnh hen suyễn dễ bùng phát. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh hen suyễn khi thay đổi thời tiết.
Không chỉ trong điều kiện nhiệt độ thấp mà ngay cả trời nắng mưa thất thường, nồm ẩm cũng cần phòng tránh hen suyễn.
Không khí lạnh, ẩm ướt xâm nhập vào hệ hô hấp thông qua đường thở. Từ đó gây nên nhiều triệu chứng như ho, khó thở, khạc đờm, tức ngực… Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể khiến bệnh chuyển biến thành viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh.
Không chỉ khi thời tiết lạnh mà ngay cả vào mùa hè, bạn vẫn có thể mắc hen suyễn. Một số giả thuyết chỉ ra rằng, không khí nóng khiến đường thở trở nên hẹp hơn, tăng dịch nhầy, khiến nhiều người bị ho, khó thở và nặng ngực.
Mặt khác, do thời tiết nóng làm tăng thêm sự thụ phấn của cây trong khi ô nhiễm không khí dẫn đến việc kích thích cơn hen phế quản ở người bệnh.
Bạn hoàn toàn có thể đối phó với căn bệnh hen suyễn khi thời tiết thay đổi. Dưới đây những lưu ý nhỏ giúp phòng tránh hen suyễn khi thay đổi thời tiết hiệu quả cũng như bảo vệ sức khỏe đường hô hấp:
- Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, hãy luôn biết cách giữ ấm cho cơ thể khi ra khỏi nhà. Bạn nên mang theo mũ, khăn quàng cổ, khẩu trang và quần áo dài tay. Nếu để cơ thể nhiễm lạnh, sức đề kháng sẽ trở nên yếu hơn, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho cơ thể.
- Không nên tập thể dục vào sáng sớm (lúc 4-5 giờ sáng). Bởi đây là thời điểm không khí lạnh nhất trong ngày. Ngoài ra, vào màu hè bạn cũng nên hạn chế ra ngoài vào lúc 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều hàng ngày.
- Theo dõi dự báo thời tiết mỗi ngày để cập nhật sự thay đổi của thời tiết để có ứng phó kịp thời.
- Đảm báo không khí trong nhà luôn ấm áp, hạn chế mở cửa sổ vào ban đêm, gió buổi tối có sương có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh, tăng nguy cơ mắc hen suyễn.
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E và beta caroten như rau có lá xanh đậm, cà rốt, cam, quýt, chanh, bưởi… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Các loại này không chỉ giúp tăng cường sức hệ miễn dịch mà còn có lợi cho chức năng hô hấp.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, đậu phộng, hải sản…
- Hạn chế uống nước đá, nước lạnh khi thời tiết thay đổi. Để tránh sự thay đổi nhiệt độ bên trong cơ thể, vào mùa đông bạn nên uống nước ấm, nước gừng để giữ ấm.
- Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nhiễm lạnh cần nhanh chóng áp dụng cách phòng tránh hen suyễn khi thay đổi thời tiết nhanh chóng. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm sưng hay thuốc nam được thầy thuốc kê để ngăn cơn hen, giảm triệu chứng cảm lạnh, nóng sốt.
Việc phòng tránh hen suyễn khi thay đổi thời tiết chính là giải pháp bảo vệ sức khỏe tối ưu. Đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị hen phế quản, sức khỏe yếu, trẻ nhỏ và người già có khả năng miễn dịch kém cần tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc này khi thời tiết thay đổi.