Phòng tránh đột quỵ ở người bệnh tiểu đường

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Phòng tránh đột quỵ ở người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2-3 lần người khác. Vì vậy, phòng tránh đột quỵ ở người bệnh tiểu đường là việc vô cùng quan trọng và cần làm.

Theo các chuyên gia tim mạch, khoảng 15-33% những người bị đột quỵ bị bệnh tiểu đường. Thông thường, người bệnh xuất hiện những triệu chứng như chậm chạp, lơ mơ, thậm chí hôn mê hoặc yếu nửa người.

Với những người trên 50 tuổi thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao, trong đó nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới. Các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ ngoài tiểu đường có thể là cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, bị bệnh lý tim mạch, hay nghiện hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thừa cân- béo phì, lười vận động,... Chính vì vậy, việc phòng tránh đột quỵ ở người bệnh tiểu đường là việc vô cùng quan trọng và cần được thực hiện sớm nhất để tránh xảy ra những tình trạng không may do đột quỵ gây ra.

1. Cách phòng tránh đột quỵ ở người bệnh tiểu đường

- Người bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, ít nhất một lần/ năm (nếu chỉ số huyết áp bình thường). Trong trường hợp, người bệnh bị tăng huyết áp thì cần đến gặp bác sĩ điều trị để xin tư vấn cũng như kiểm soát huyết áp.

- Kiểm tra sức khỏe tim mạch để xem có bị rung nhĩ hay các bệnh lý tim mạch khác hay không. Nếu phát hiện tim mạch có vấn đề thì cần phải điều trị ngay.

- Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiểu đường cũng như các bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy để có một sức khỏe tốt thì người bệnh cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá.

- Rượu bia cũng là nhân tố cần phải tránh xa. Tuy nhiên, nếu qua thèm thì người bệnh chỉ nên uống tối đa một ly rượu nhỏ hoặc một lon bia một ngày.

- Nếu lượng cholesterol trong máu của người bệnh tăng thì cần phải luyện tập, tiết chế chế độ ăn uống và đi khám thường xuyên để kiểm soát.

- Người bệnh tiểu đường nên thăm khám và làm theo những chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm soát lượng đường huyết thật tốt.

- Người bệnh cũng cần thường xuyên vận động. Không nên chỉ ngồi một chỗ.

- Áp dụng một chế độ ăn ít mỡ béo, và hạn chế muối.

- Phải kiên trì khi điều trị bệnh vì điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim cần phải liên tục suốt đời.

2. Phòng ngừa tái phát đột quỵ

Để phòng ngứa tái phát đột quỵ, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý tới những điều sau đây:

- Thay đổi lối sống như tăng cường tập luyện thể dục thể thao; áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng; hạn chế những thực phẩm chứa nhiều mỡ béo, đồ ngọt, thực phẩm chứa đường, bột; không ăn thực ăn có nhiều mắm, muối; cần tăng cường ăn rau củ và hoa quả tươi.

- Điều trị bệnh tăng huyết áp: Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần cố gắng giữ huyết áp ổn định, trong khoảng ít hơn hoặc bằng 120/80 mmHg và theo dõi huyết áp định kỳ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ và tái khám định kỳ.

- Điều trị bệnh tiểu đường: Người bệnh cần ăn uống đúng chế độ như kiêng đường, giảm tinh bột, ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, bổ sung đủ chất đạm và ít chất béo; đồng thời uống hoặc tiêm thuốc đầy đủ theo hướng đãn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tái khám và xét nghiệm đường máu định lỳ.

- Điều trị tăng cholesterol: Để tăng cholesterol bằng cách bỏ thuốc lá, ngưng rượu bia và điều trị những bệnh lý khác (nếu có). Với những người bị đột quỵ dạng tắc mạch thì cần phải uống thuốc phòng ngừa tắc mạch máu.

- Điều trị bệnh lý hẹp động mạch cảnh bằng các phương pháp như phẫu thuật bóc mảng xơ hay can thiệp nong động mạch hẹp.


Tác giả: DNA