Phòng tránh cảm lạnh vào thời gian giao mùa

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phòng tránh cảm lạnh vào thời gian giao mùa
Thời tiết chuyển mùa dễ kiến mọi người bị mắc bệnh cảm lạnh. Tìm hiểu ngay cách phòng tránh cảm lạnh vào thời điểm giao mùa cho bản thân và gia đình.

Cảm lạnh còn được gọi là cảm, sổ mũi cấp hay viêm mũi họng. Đó là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến mũi và bao gồm các triệu chứng như: Ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt. Triệu chứng đau họng thường được xuất hiện lên tới 40% trường hợp bị mắc bệnh, có đến nửa các trường hợp mắc bệnh cảm lạnh có triệu chứng ho và đau cơ.

Biểu hiện sốt thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những cơn ho do cảm lạnh nhẹ hơn đối với cảm cúm.

Đối với người lớn thì ít sốt hơn, nếu ho và sốt xảy ra thì khả năng người lớn mắc cảm cúm cao hơn. Việc phân biệt cảm cúm và cảm lạnh cũng là một điều cần được lưu ý để việc phòng tránh cảm lạnh đúng cách.

Những đối tượng cần phòng tránh cảm lạnh là trẻ em và phụ nữ mang thai và người già bởi vì sức đề kháng kém hơn những người bình thường.

Bệnh cảm lạnh có thể tự hết sau khoảng 7 – 10 ngày nhưng cũng có những lúc bệnh kéo dài đến hết 21 ngày.

Phòng tránh cảm lạnh:

Theo một nghiên cứu từ ĐH Yale (Mỹ) cho ra kết quả với sự chênh lệch nhiệt độ ngoài môi trường vào khoảng 7 độ là đủ để gây rối cho hệ thống phòng thủ virus của cơ thể và điều này khiến bệnh cảm lạnh đột ngột tăng khi nhiệt độ ngoài trời giảm và trời bắt đầu chuyển vào đông.

Để phòng tránh cảm lạnh chúng ta cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách:

1 . Ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung Vitamin C và tỏi

Một lời khuyên dành cho việc bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh cảm lạnh đó chính là tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống đầy đủ các loại rau củ quả cùng các thực phẩm tinh bột như gạo, lúa mì, quả óc chó… Những loại thực phẩm này đều chứa một lượng lớn các Vitamin và khoáng chất Selenium…

Khi cảm cúm các loại thực phẩm đều khiến bạn không cảm thấy hứng thú. Nhưng những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi là cách khiến bạn bổ sung vitamin C cho cơ thể một cách dễ dàng nhất.

Ăn tỏi, tỏi là thực phẩm chứa nhiều chất chống lại các tác nhân gây bệnh. Theo nghiên cứu của Anh chỉ ra những người có thói quen ăn tỏi sẽ giảm nguy cơ bị cảm lạnh đến 30%. Vì thế việc phòng tránh cảm lạnh đạt được hiệu quả nhất định khi sử dụng tỏi. Ngoài ra, tỏi còn giảm các bệnh ung thư đại trực tràng và nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

2. Giữ ấm cơ thể

Để phòng tránh cảm lạnh hiệu quả khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh thì bạn càng cần phải biết cách bảo vệ cơ thể của mình. Trời trở lạnh không thể giữ thời trang phang thời tiết. Nhất định muốn phòng được bệnh cảm cúm thì bạn cần phải mặc đồ đủ ấm, quần dài, áo dài, nếu quá lạnh có thể đội thêm mũ, đi tất, đi giày và nhớ đeo khẩu trang khi ra đường.

Cách lựa chọn thời trang khi thời tiết chuyển mùa hơi se se lạnh bạn có thể chọn các loại đồ len mỏng hoặc cotton ngoài việc thấm hút mồ hôi còn đảm bảo giữ ấm cơ thể của mình.

3. Uống đủ nước

Thời tiết lạnh, thông thường chúng ta sẽ lười uống nước hơn. Dù vậy nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Muốn việc phòng tránh cảm lạnh tốt bạn cần uống đủ nước cho cơ thể.

Ngoài việc uống nước lọc bạn có thể bổ sung các loại nước hoa quả, cháo hay súp… đặc biệt đừng quên uống nước ấm, việc này sẽ khiến mũi đang bị khò khè khó thở của bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Thường xuyên rửa tay

Trời lạnh chúng ta thường rất ngại động tay vào nước, đặc biệt là khi bạn đang bị cảm lạnh, cơ thể nóng ran thì bạn lại càng không muốn chạm tay vào nước chút nào. Tuy nhiên, khi bạn cảm lạnh thì các chức năng của hệ miễn dịch đều bị suy yếu một cách nghiêm trọng nên việc rửa tay là một cách hữu hiệu giúp chúng ta ngăn ngừa được các loại virus xâm nhập cào cơ thể.

Việc rửa tay trước và sau khi cầm nắm thức ăn là cách để phòng tránh cảm lạnh và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

5. Súc miệng bằng nước muối

Phòng tránh cảm lạnh bằng cách thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa tình trạng viêm họng và nhiễm trùng phát sinh. Nếu có thể việc sử dụng nước ấm và tinh chất nghệ có thể đem lại tác dụng chống viêm hiệu quả.

6. Làm thoáng không khí nơi ở

Thói quen đóng kín cửa nhà và phòng làm việc để tạo không gian yên tĩnh và không bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập là sai lầm. Phòng tránh cảm lạnh cần phải làm thoáng không khí nơi ở, mở cửa để phòng làm việc, nơi ở thoáng mát không ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển.

Cách để khắc phục bạn có thể hé mở cửa sổ của mình hoặc mở cửa sổ thật rộng từ 15 – 20 phút. Việc đó sẽ khiến nơi ở và phòng làm việc của bạn luôn thông thoáng, sạch sẽ.

7. Ngủ đủ giấc

Thói quen ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và việc phòng tránh cảm lạnh của bạn. Việc ngủ quá ít hay quá nhiều đều gây ra những ảnh hưởng không tốt.

Việc mất giấc ngủ khiến các tế bào trong cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi sau một thời gian dài làm việc mệt mỏi. Căng thẳng, stress cũng là một nguyên nhân khiến bạn có thể bị cảm lạnh vì sức đề kháng của cơ thể bạn giảm dễ nhiễm bệnh hơn.

Nếu khó ngủ có thể sử dụng nước nóng pha chút muối để ngâm chân, khi giữ ấm chân cho cơ thể sẽ khiến bạn có giấc ngủ ngon hơn.

8. Thưởng xuyên tập thể dục

Việc tập thể dục, tăng cường hoạt động cơ thể sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực hơn. Quá trình luyện tập thể thao khiến cơ thể khát nước việc này ảnh hưởng tích cực khiến bạn uống nhiều nước hơn. Việc uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và giúp hệ thống miễn dịch có thể phòng tránh cảm lạnh.

Vì thế, mọi người cần chủ động phòng tránh, tăng sức đề kháng để hạn chế mắc phải cảm, cúm trong thời tiết giao mùa.


Tác giả: Nắng Mai