Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai
Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ thai nhi chậm phát triển trong tử vong lên tới 25% và sinh non 27%. Thậm chí có đến 4% thai chết lưu nếu mẹ bầu không nhanh chóng điều trị.

Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và hệ quả nghiêm trọng về sau ở mẹ và thai nhi. Điển hình như bào thai bị bong non, đột quỵ, đông máu nội mạch, suy đa cơ quan…

1. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Tăng huyết áp trong thai kỳ là tình trạng trị số huyết áp của thai phụ cao hơn mức bình thường. Cụ thể như sau:

- Huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg.

- Huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg].

Các loại tăng huyết áp này được phân loại như sau:

- Tăng huyết áp mạn tính: Xuất hiện trước hoặc tuần 20 của thai kỳ và kéo dài hơn 42 ngày sau sinh.

- Tăng huyết áp thai kỳ: Diễn ra sau tuần 20 của thai kỳ và hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.

- Tiền sản giật: Xuất hiện trong lần đầu mang thai, đa thai, thai trứng, hội chứng kháng phospholipid…

Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai - Ảnh 2.

Tăng huyết áp khi mang thai

- Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ kèm tiểu đạm

- Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: Xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản.

2. Những ai có nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai?

Những phụ nữ sau đây có nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật khi mang thai:

- Từng có tiền sử tăng huyết áp trong lần đầu mang thai.

- Phụ nữ bị bệnh thận mạn, bệnh tự miễn, hội chứng kháng phospholipid, đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính.

- Phụ nữ mang thai lần đầu.

- Phụ nữ trên 40 tuổi.

- Khoảng cách độ tuổi giữa hai lần mang thai hơn 10 năm.

- Kết quả chỉ số BMI ≥ 35 kg/m2 tại lần khám đầu tiên.

- Gia đình có tiền sử tiền sản giật.

- Phụ nữ đa thai.

3. Cách phòng ngừa tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Để phòng tránh nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai cần chú ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ:

- Sử dụng aspirin theo liều lượng 100-150mg/ ngày kể từ tuần 12 đến tuần 36-37.

- Bổ sung thêm canxi mỗi ngày từ 1,5-2 g bằng đường uống.

Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai - Ảnh 3.

Bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai

- Đảm bảo lượng Vitamin C và E của khẩu phần ăn hàng ngày trong suốt quá trình mang thai.

4. Điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ nữ huyết áp, tuổi thai cũng như các yếu tố khác mà cách điều trị sẽ khác nhau:

4.1. Điều trị không dùng thuốc

- Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý để tăng cường sức khỏe, khả năng đề kháng cho cơ thể nhằm tránh các tác động xấu ảnh hưởng đến thai nhi.

- Tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ để kiểm soát cân nặng. hạn chế tăng quá 6.8 kg trong quá trình mang thai.

4.2 Điều trị dùng thuốc

Các loại thuốc sử dụng để điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai phải được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có sự cho phép của bác sĩ hay sử dụng quá liều lượng, không đúng hướng dẫn.

Các loại thuốc thường dùng trong quá trình điều trị như:

- Thuốc labetalol đường tĩnh mạch.

- Thuốc methyldopa hoặc nifedipin.

- Urapidil đường tĩnh mạch.

- Thuốc điều trị tiền sản giật có phù phổi: nitroglycerin truyền tĩnh mạch.

- Methyldopa, ức chế beta và canxi.

- Magnesium sulfate đường tĩnh mạch.

- Furosemide liều thấp.

- Sodium nitroprusside chỉ được sử dụng khi điều trị kéo dài và có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc cyanide cho thai nhi.

Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là triệu chứng tuyệt đối không được xem nhẹ. Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ thai phụ sinh non, thai chậm phát triển hoặc tử vong do nguyên nhân này không hề nhỏ. Do đó, việc phát hiện kịp thời và điều trị nhanh chóng, đúng cách là vấn đề tiên quyết nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả thai phụ và thai nhi trong bụng.

Tác giả: Lê Thọ Hưng